Tinh thần quyết liệt bao trùm hội nghị triển khai các nhiệm vụ cấp bách chống khai thác IUU trước khi Việt Nam làm việc với Đoàn Thanh tra Ủy ban Châu Âu - EC lần thứ 4.
Tinh thần quyết liệt bao trùm hội nghị triển khai các nhiệm vụ cấp bách chống khai thác IUU trước khi Việt Nam làm việc với Đoàn Thanh tra Ủy ban Châu Âu - EC lần thứ 4.
Thưa quý vị và các bạn! Ngày 21/4, tại Bình Định, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai những nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) trước khi Việt Nam làm việc với Đoàn Thanh tra EC lần thứ 4. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị có đại diện các Bộ, ngành liên quan; lãnh đạo tỉnh và ngành chức năng của 28 tỉnh, thành ven biển. Thời gian qua Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống cơ chế pháp lý, đã có dự thảo sửa đổi Nghị định 26 về điều kiện chỉ định cảng, VMS, thủy sản nhập khẩu, chuyển nhượng tàu cá; dự thảo Nghị định 42 về sử dụng phương tiện kỹ thuật, trao thẩm quyền; rà soát, sửa đổi Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT. Về chính sách, Việt Nam đã ban hành Đề án chống khai thác IUU, Chương trình quốc gia phát triển thủy sản, Công điện 265 của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp mạnh chống khai thác IUU.
ÔngVũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác (Tổng cục Thủy sản)
Tại hội nghị, các đại biểu đã thống nhất đánh giá, những kết quả đạt được rất khả quan, nhưng so với khuyến nghị của EC vẫn chưa đạt. Đơn cử như: Số lượng tàu có đăng kiểm mới chỉ đạt 96%, tàu đăng kiểm còn hạn mới đạt 62,3%, tàu giấy phép khai thác còn hạn 67,6%, tàu đã lắp thiết bị giám sát hành trình 97,5%; sản lượng hải sản đánh bắt được giám sát qua cảng mới chỉ đạt 28,5%; mới chỉ 80% số tàu cá nộp nhật ký khai thác và khai báo trước 1 tiếng khi cập bến… Trong khi EC yêu cầu tất cả phần việc nói trên phải đạt 100%. Với vai trò là cơ quan chủ trì thực thi chấp pháp trên biển, các lực lượng của Bộ Quốc phòng cũng đã cùng các lực lượng nỗ lực ngăn ngừa tình trạng ngư dân Việt Nam xâm phạm vùng biển nước ngoài.
Đại tá Đào Bá Việt - Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu, Phó Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam
EC khuyến nghị Việt Nam nhóm vấn đề, nhưng có vấn đề trọng tâm Việt Nam cần khắc phục ngay là quản lý đội tàu, giám sát hoạt động tàu cá. Tại Cảng cá Quy Nhơn, đơn vị cũng đã nỗ lực để làm tốt các khuyết cáo của EC, trong đó tập trung vào việc bảo đảm môi trường và truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thay mặt Ban chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đánh giá cao sự nỗ lực của các Bộ, ngành, các địa phương trong thời gian qua, đặc biệt là trong thời gian mấy tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Còn 1 tháng nữa EC sẽ qua kiểm tra các khuyến nghị sau đợt kiểm tra lần 3 vào tháng 10 năm 2022, Việt Nam còn nhiều việc chưa làm được, chúng ta cần phải quyết tâm cao độ hơn nữa, để nỗ lực khắc phục các khuyết cáo của EC, xây dựng một nền khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm nhằm gỡ thẻ vàng của EC, duy trì hệ sinh thái biển đa dạng cho con cháu mai sau.