Thông qua dự án tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ giúp người nông dân định hướng thị trường, sản xuất ra sản phẩm an toàn.
Khuyến nông theo định hướng của thị trường
Thông qua dự án tăng cường chuỗi giá trị cây trồng an toàn, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ giúp người nông dân biết được thị trường và đưa ra sản phẩm an toàn.
Trước đây, các hộ trồng rau màu ở xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên chỉ sản xuất theo hình thức nhỏ lẻ, tự phát, đầu ra bấp bênh và giá cả không ổn định. Từ khi hơn 200 hộ dân cùng tham gia vào HTX thì tại đây đã hình thành được những vùng sản xuất rau chuyên canh. Vậy nhưng, thị trường vẫn là một bài toán khó với bà con nơi đây.
Năm 2011, HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp xã Yên Phú đã được tham gia “Dự án Tăng cường Chuỗi Giá trị Cây trồng An toàn ở tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với địa phương triển khai. Và cũng từ đó, lời giải bắt đầu xuất hiện.
Anh NGUYỄN HỮU HƯNG - Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp xã Yên Phú
Các hộ dân cũng như HTX và nông dân toàn trước đây khi chưa có dự án thì không biết sản xuất cái gì, bán cho ai. Dự án đã hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, thiết lập kế hoạch, kế hoạch bao tiêu sản phẩm và làm thế nào có lợi nhuận cho người nông dân.
Từ khi Dự án được triển khai, đời sống cũng như thu nhập của bà con đã không ngừng được cải thiện. Theo đánh giá của Trung tâm khuyến nông tỉnh Hưng Yên, sản phẩm rau của HTX Yên Phú có giá ngoài thị trường cao hơn từ 20-30% so với rau cùng loại ở nơi khác. Có được kết quả này là nhờ nhận thức cũng như kỹ thuật canh tác của người dân đã có nhiều sự thay đổi.
Ông NGUYỄN VĂN KIÊN- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên
Sau khi thực hiện Dự án thì người dân đã thu được những kết quả rất khả quan. Đầu tiên là biết tổ chức sản xuất làm sao cho đạt năng suất cũng như đảm bảo được chất lượng. Thứ 2 và là cái quan trọng nhất là người dân nắm được sản xuất an toàn để cung cấp râ thị trường. Từ khâu làm đất đến khâu chăm sóc, sơ chế, bảo quản, chế biến; cái nữa là kết nối các kênh tiêu thụ mà nông dân chưa nắm được thì dự án đã làm được việc đó.
Dự án Tăng cường Chuỗi Giá trị Cây trồng An toàn ở tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam được triển khai trên địa bàn 7 tỉnh gồm Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Nam Định và Sơn La trong vòng 4 năm, từ 2022 đến 2026. Đến nay, các hợp tác xã nông nghiệp mục tiêu và cán bộ khuyến nông cấp tỉnh đã chủ động tham gia vào các lớp đào tạo giảng viên và đào tạo nông dân do Dự án triển khai. Từ đó có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác khảo sát thị trường nhằm nắm bắt nhu cầu và yêu cầu của thị trường.
Ông NAOKI KAYANO - Chuyên gia JICA
Dự án hiện đã đi được một nửa chặng đường hướng tới mục tiêu cuối cùng là “thúc đẩy chuỗi giá trị cây trồng an toàn một cách bền vững”. Nghĩa là, kể cả sau khi Dự án kết thúc, những hoạt động, kết quả của dự án sẽ được tiếp tục duy trì và mở rộng triển khai bởi CPMU (Ban quản lý dự án trung ương) và PPMU (Ban quản lý DA cấp tỉnh), và các HTX. Trong quá trình này, tôi thấy khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực của nông dân bằng cách thực hiện phương pháp “khuyến nông theo định hướng thị trường” và cách tiếp cận này có thể được cải thiện, áp dụng và phổ biến trong các dịch vụ khuyến nông thường xuyên ở Việt Nam.
Ông LÊ QUỐC THANH - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Trong quá trình đào tạo chúng tôi cũng có những buổi tập huấn làm thế nào để người nông dân biết được thị trường, biết kinh doanh sản phẩm của mình. Nhưng muốn như vậy thì người nông dân phải xác định lấy tiêu chuẩn chất lượng là trên hết, an toàn là trên hết và từ đó tự tin với sản phẩm cuẩ mình. Người nông dân sẽ tự họ xây dựng thương hiệu của mình và sẽ chịu trách nhiệm với sẩn phẩm cuẩ mình. Do đó người nông dân trong dự án này liên tục khẳng định được sản phẩm của họ là an toàn, chất lượng và chịu trách nhiệm với người tiêu dùng ở bất kỳ sản phẩm nào.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và JICA sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh việc hướng dẫn HTX, hộ sản xuất áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, ưu tiên cho sản xuất hữu cơ, xử lý đất, bảo vệ môi trường. Dự kiến sẽ có thêm 50 HTX nữa được lựa chọn để tiếp tục nhân rộng, liên tục mở rộng vùng sản xuất an toàn, hướng tới sản phẩm sạch được tạo ra không chỉ theo đợt, dịp quan trọng mà sẽ là nguồn cung dồi dào trong cả năm.