Sản xuất lúa trên đất nuôi tôm theo hướng hữu cơ gắn với mã số vùng trồng là giải pháp giúp nông dân nâng cao thu nhập và canh tác tôm – lúa bền vững.
Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ giúp tăng hàng chục triệu đồng/ha
Thực hiện chương trình khuyến nông năm 2023 của Trung tâm khuyến nông tỉnh Kiên Giang, Trạm Khuyến nông huyện An Minh được giao thực hiện nhiều dạng mô hình về chăn nuôi, thủy sản và trồng trọt. Trong đó, đối với trồng trọt trạm được giao thực hiện dự án canh tác lúa trên nền đất nuôi tôm theo hướng hữu cơ gắn với mã số vùng trồng, trên diện tích 150 ha tại 2 xã Đông Hòa và Đông Hưng.
Ông NGUYỄN HỒNG HÀI - Phó trưởng Trạm Khuyến nông huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Hợp tác xã Hiệp Lực (xã Đông Hòa, huyện An Minh) được chọn tham gia dự án với diện tích 50 ha, hiện nay bà con trong HTX đang bắt đầu thu hoạch với niềm vui trúng mùa. năm nay giá lúa tăng cao, lợi nhuận đạt hàng chục triệu đồng/ha các thành viên của HTX rất phấn khởi.
Ông NGYỄN VĂN DANH - Xã Đông Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Ông TRẦN MINH TIẾN - Xã Đông Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Hợp tác xã Hiệp Lực được thành lập vào năm 2018, với 16 thành viên, diện tích sản xuất 46 ha. Nhưng nhờ hoạt động hiệu quả, nhất là khâu dịch vụ nên ngày càng mở rộng, hiện đã tăng lên 110 thành viên, diện tích 300 ha, hiện nay HTX chủ yếu là sản xuát lúa hữu cơ nên giúp giảm được chi phí, năng suất lúa tăng, bán được giá cao và tạo được môi trường sạch cho vụ nuôi tôm nước lợ luân canh sau vụ lúa.
Ông NGUYỄN MINH DÂN - Giám đốc Hợp tác xã Hiệp Lực, xã Đông Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
Sản xuất lúa trên đất nuôi tôm theo hướng hữu cơ gắn với mã số vùng trồng là giải pháp quan trọng giúp nông dân nâng cao thu nhập và canh tác tôm – lúa bền vững. Với giá lúa cao như năm nay, lợi nhuận đối với sản xuất lúa theo hướng hữu cơ có thể đạt từ 30-35 triệu đồng/ha, cao hơn so với sản xuất vô cơ truyền thống từ 7-8 triệu đồng/ha.