| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm cải tiến sử dụng sản phẩm sinh học cho kết quả bất ngờ

Thứ Sáu 22/12/2023 , 09:45 (GMT+7)

Kiên Giang thí điểm nuôi tôm - lúa, gồm tôm sú, càng xanh, thẻ chân trắng, cua biển cải tiến, kết hợp sử dụng sản phẩm sinh học mang lại hiệu quả bất ngờ.

Nuôi tôm cải tiến trúng mùa

Sáng sớm, khi mặt trời vừa ló dạng, hàng chục công nhân thu hoạch tôm chuyên nghiệp đã ào xuống khu ruộng nuôi tôm - lúa của hộ bà Mai Thúy Hằng ở ấp Thành Phụng Tây, xã Đông Hưng (huyện An Minh, Kiên Giang) để bắt tôm càng xanh. Tôm càng xanh “ôm gốc lúa” nên thu hoạch phải rút cạn nước trên ruộng để tôm gom xuống đường mương xung quanh ruộng. Công nhân sẽ dùng máy gắn chân vịt chạy để sục bùn, tôm bị ngộp khờ đầu sẽ gom vào mép bờ mương, chỉ việc dùng tay bắt bỏ vào sọt đưa lên bờ.

Công nhân thu hoạch tôm càng xanh 'ôm gốc lúa' tại ruộng hộ bà Mai Thúy Hằng (ấp Thành Phụng Tây, xã Đông Hưng, huyện An Minh, Kiên Giang) với năng suất khá cao. Ảnh: Trung Chánh.

Công nhân thu hoạch tôm càng xanh "ôm gốc lúa" tại ruộng hộ bà Mai Thúy Hằng (ấp Thành Phụng Tây, xã Đông Hưng, huyện An Minh, Kiên Giang) với năng suất khá cao. Ảnh: Trung Chánh.

Đã có hàng chục năm sản xuất theo mô hình tôm - lúa, nhưng đây là năm đầu tiên hộ bà Hằng được Trạm Khuyến nông huyện An Minh hỗ trợ tham gia mô hình thí điểm nuôi tôm - lúa có cải tiến, kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học Bồ Đề, cho kết quả rất khả quan.

Bà Hằng cho biết, tham gia mô hình, các hộ được khuyến nông cơ sở cùng cán bộ kỹ thuật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề tập huấn kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực kết hợp sử dụng chế phẩm công nghệ sinh học Bồ Đề trong nuôi tôm - lúa.

Chế phẩm công nghệ sinh học Bồ Đề được khuyến cáo sử dụng 80 lít/ha/vụ nuôi. Tham gia mô hình thí điểm, hộ dân được Tập đoàn Bồ Đề hỗ trợ 50% giá bán sản phẩm sinh học, còn lại ngành nông nghiệp hỗ trợ và hộ dân tham gia mô hình đối ứng. Tôm giống càng xanh toàn đực do Trung tâm Giống thủy sản An Giang cung cấp và hỗ trợ 10% về giá, nhà nước hỗ trợ 50% từ nguồn thực hiện xã nông thôn mới, còn lại hộ dân đối ứng 50%.

Trước khi thả tôm nuôi, nông dân được hướng dẫn sử dụng vôi nung (CaO) kết hợp bón thêm vôi Dolomite với tổng lượng khoảng 200 kg/ha để xử lý môi trường đầu vụ. Sau đó, định kỳ 10 - 15 ngày sử dụng chế phẩm sinh học Bồ Đề để làm sạch và ổn định môi trường nước trong vuông nuôi, giúp tôm phát triển khỏe mạnh.

Kết quả thu hoạch vụ tôm càng xanh nuôi cải tiến (có bổ sung thêm thức ăn) cho năng suất cao bất ngờ, nông dân thu hoạch thắng lợi lớn.

Mô hình thí điểm nuôi tôm - lúa cải tiến, kết hợp sử dụng sản phẩm sinh học Bồ Đề giúp tôm lớn nhanh. Sau hơn 5 tháng nuôi, tôm đạt trọng lượng trung bình 15 con/kg, tôm đẹp, dễ tiêu thụ. Ảnh: Trung Chánh.

Mô hình thí điểm nuôi tôm - lúa cải tiến, kết hợp sử dụng sản phẩm sinh học Bồ Đề giúp tôm lớn nhanh. Sau hơn 5 tháng nuôi, tôm đạt trọng lượng trung bình 15 con/kg, tôm đẹp, dễ tiêu thụ. Ảnh: Trung Chánh.

Bà Mai Thúy Hằng phấn khởi cho biết: "Môi trường nước được xử lý bằng chế phẩm sinh học Bồ Đề rất hiệu quả, tôm giống chất lượng, đạt đầu con, nuôi cải tiến có cho ăn nên tôm phát triển nhanh. Trong thời gian nuôi hơn 5 tháng, khu ruộng hơn 1ha gia đình tôi thu được 450kg tôm thương phẩm, trọng lượng 15 con/kg. Tôm đẹp, giá bán 100.000 đồng/kg, thu được 45 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 30 triệu đồng".

Ngoài ra, môi trường được xử lý bằng chế phẩm sinh học Bồ Đề giúp cây lúa phát triển rất tốt. Hiện lúa còn khoảng một tuần nữa sẽ cho thu hoạch, ước năng suất ruộng nhà bà Hằng đạt khoảng 6 tấn/ha. Với giá lúa đã được đơn vị thu mua chốt 8.200 đồng/kg, doanh thu đạt khoảng 50 triệu/ha, trừ chi phí còn lãi từ 35 - 40 triệu đồng/ha.

Với vụ nuôi tôm nước lợ đầu năm (những tháng mùa khô) nông dân thả xen canh tôm sú, thẻ chân trắng, cua biển và vụ tôm càng xanh "ôm gốc lúa" (những tháng mùa mưa), nông dân có thể đạt lợi nhuận từ 100 - 120 triệu đồng/ha.

Nhân rộng mô hình ra toàn huyện

Ông Nguyễn Thanh Điền, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Minh cho biết, toàn huyện có diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 47.000ha, trong đó nuôi theo mô hình tôm - lúa 39.000ha, nuôi chuyên thủy sản 7.000ha, còn lại là các hình thức nuôi khác. Hiện nay, phần lớn hộ dân sản xuất trong vùng tôm - lúa và chuyên nuôi trồng thủy sản chưa mạnh dạn đa dạng hóa đối tượng nuôi, chưa chú ý nhiều đến con giống chất lượng, ít ứng dụng các sản phẩm cải tạo môi trường...

Nông dân tham gia mô hình nuôi tôm - lúa cải tiến, kết hợp sử dụng sản phẩm công nghệ sinh học Bồ Đề tại huyện An Minh rất phấn khởi. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân tham gia mô hình nuôi tôm - lúa cải tiến, kết hợp sử dụng sản phẩm công nghệ sinh học Bồ Đề tại huyện An Minh rất phấn khởi. Ảnh: Trung Chánh.

Từ thực tế đó, Phòng NN-PTNT huyện An Minh đã phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề thí điểm xây dựng mô hình nuôi tôm sú, cua biển, tôm càng xanh toàn đực, tôm thẻ chân trắng cải tiến, kết hợp sử dụng sản phẩm công nghệ sinh học Bồ Đề. Mục tiêu nhằm xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả để nhân rộng ra toàn huyện trên diện tích tôm - lúa và diện tích nuôi chuyên thủy sản, góp phần giải quyết những khó khăn, hạn chế mà nông dân đang phải đối mặt.

Theo bà Nguyễn Thị Hồng Điệp, Trưởng trạm Khuyến nông huyện An Minh, năm 2023, toàn huyện thực hiện được 500ha mô hình thí điểm nuôi tôm – lúa cải tiến, kết hợp sử dụng sản phẩm công nghệ sinh học Bồ Đề tại 5 xã gồm: Đông Hòa, Đông Thạnh, Đông Hưng, Vân Khánh Đông, Thuận Hoà.

Thực tế cho thấy, việc tổ chức lại sản xuất và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào nuôi tôm - lúa cải tiến, đa dạng hóa đối tượng thủy sản, ứng dụng chế phẩm sinh học Bồ Đề giúp nông dân sản xuất có hiệu quả hơn trong điều kiện bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tăng thu nhập, ổn định đời sống.

Theo bà Điệp, mục tiêu của huyện sẽ mở rộng diện tích nuôi tôm – lúa cải tiến đạt từ 20.000ha trở lên với các đối tượng tôm sú, cua biển, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng; năng suất bình quân các loại tôm nuôi trên 700 kg/ha/năm, năng suất cua biển trên 250 kg/ha/năm. Bên cạnh đó, nhân rộng mô hình sản xuất theo quy mô lớn, tập trung, gắn kết thị trường tiêu thụ, phát huy lợi thế của địa phương. Đồng thời, phát triển bền vững các vùng nguyên liệu theo hướng nâng cao năng suất, giá trị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Kết quả của dự án là bài học kinh nghiệm giúp cán bộ khuyến nông, nhà khoa học ngày càng hoàn thiện quy trình để có phương thức chuyển giao ngày càng phù hợp với nhu cầu thực tế thổ nhưỡng, thời tiết từng vùng, giúp nông dân trong và ngoài mô hình nâng cao ý thức, thay đổi cách nghĩ cách làm, hướng đến liên kết chuỗi giá trị, tăng sức canh tranh cho nông sản.

Sử dụng sản phẩm sinh học Bồ Đề - Mother water xử lý môi trường nước ao nuôi tôm rất hiệu quả, giúp tăng năng suất, chất lượng tôm nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trung Chánh.

Sử dụng sản phẩm sinh học Bồ Đề - Mother water xử lý môi trường nước ao nuôi tôm rất hiệu quả, giúp tăng năng suất, chất lượng tôm nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Trung Chánh.

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề, bà Nguyễn Thị Hằng cho biết, thực hiện chương trình hợp tác công - tư, thời gian qua, công ty đã phối hợp với ngành nông nghiệp các tỉnh vùng ĐBSCL, trong đó có tỉnh Kiên Giang triển khai đề án “Chuyên nghiệp hóa người nông dân”.

Theo đó, khi tham gia đề án, ngoài việc đào tạo nghề nuôi tôm, tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, Công ty còn hỗ trợ cung ứng cho nông dân các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, có cam kết chất lượng và bảo đảm như con giống, thức ăn, men, khoáng...

Đặc biệt, sản phẩm sinh học Bồ Đề - Mother water xử lý môi trường nước nuôi tôm rất hiệu quả, giúp tăng năng suất, chất lượng tôm nuôi. Từ đó, giúp mở rộng diện tích sản xuất và dần hình thành cộng đồng sản xuất có trách nhiệm, gắn mục tiêu sản xuất với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững.

Hậu Giang tăng thêm 2.000ha nuôi thủy sản trên ruộng lúa

Năm 2023, tỉnh Hậu Giang chuyển đổi 2.000ha diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả (lúa vụ 3) sang thực hiện mô hình nuôi thủy sản trên ruộng lúa, nâng tổng diện tích nuôi thủy sản trên ruộng toàn tỉnh đạt 7.500ha. Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện gần 30 tỷ đồng, gồm nhà nước hỗ trợ một phần và người dân tham gia đối ứng thực hiện. Đối tượng chọn nuôi chủ yếu là các loài cá nước ngọt, tôm càng xanh…

Các địa phương có phong trào nuôi thủy sản trên ruộng lúa phát triển mạnh là huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ và Vị Thủy. Tại huyện Long Mỹ, vụ nuôi thủy sản trên ruộng lúa năm 2023 nông dân được hỗ trợ thực hiện với tổng diện tích 55ha, mức hỗ trợ 50% chi phí mua con giống.

Huyện Long Mỹ ưu tiên chọn các điểm nuôi là các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, có quỹ đất để nuôi tập trung thành từng ô lớn hàng chục ha. Ngoài nuôi cá nước ngọt, tại xã Lương Nghĩa (huyện Long Mỹ) còn phát triển mô hình nuôi tôm - lúa với diện tích nuôi tập trung 25ha, đối tượng nuôi là tôm càng xanh, nông dân cũng được hỗ trợ 50% chi phí mua tôm giống. 

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Bầu Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 21/12, Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam (Hội Thú y Việt Nam) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Hà Nội xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch

Mô hình sản xuất rau an toàn gắn với du lịch sinh thái và trải nghiệm ở Văn Đức đã tích hợp được đa giá trị, nâng cao khả năng sản xuất, tiêu thụ.