Bắc Kạn phấn đấu đến 2025, diện tích trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1% tổng diện tích trồng trọt, 80% sản phẩm OCOP liên quan trồng trọt đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
Bắc Kạn: Nhiều mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ cho hiệu quả cao
Dong riềng là cây trồng chủ lực của huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Trước đây, do sử dụng nhiều phân hóa học nên đất đai bị thoái hóa, năng suất củ dong ngày càng giảm. Trước thực trạng này, huyện Na Rì đã xây dựng mô hình trồng dong riềng hữu cơ liên kết giữa các hộ dân với hợp tác xã. Nhờ đó cây trồng phát triển tốt, đất đai tơi xốp, sâu bệnh hại cũng ít hơn. Với chất lượng củ dong tốt do trồng theo hướng hữu cơ, sản phẩm miến dong ở huyện Na Rì đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu.
Phỏng vấn: Ông Hoàng Văn Toàn, xã Quang Phong, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
(Lợi ích là tạo đất tơi xốp giảm chi phí phân bón, phân trâu, gà gia đình có tự cung cấp được, gia đình cũng ủ được ấy, giá của sản phẩm được nâng cao)
Phỏng vấn: Bà Nguyễn Thị Hoan, Giám đốc HTX Tài Hoan, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn
(HTX chúng tôi rất là chú trọng vùng nguyên liệu làm sao mà hướng dẫn bà con trồng nguyên liẹu sạch, phát cho dân bã dong riềng để bà con trồng sản phẩm hữu cơ, không dùng chất kích thích hoặc chất hóa học).
Còn đây là những cánh đồng đồng trồng lúa đặc sản theo phương pháp hữu cơ, tất cả sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm. Qúa trình canh tác người dân chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp. Năm 2022, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai được gần 72 ha trồng lúa hữu cơ, năng suất đạt 8 tấn thóc tươi/ha, toàn bộ sản phẩm được doanh nghiệp thu mua ngay khi thu hoạch. So với canh tác thông thường, lợi nhuận tăng khoảng 30%.
Phỏng vấn:Ông Nguyễn Hoàng Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, BVTV và Quản lý chất lượng Bắc Kạn
(Tiềm năng kinh tế của 3 mô hình lúa này hiện nay thị trường lúa chất lượng cao gắn với đặc sản lúa tiêu thụ rất tốt, ví dụ như J02 trong vụ xuân đã được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Còn lúa vụ mùa Khẩu nua lếch đặc sản lúa nếp của địa phương không đủ cung cấp cho thị trường )
Tỉnh Bắc Kạn phấn đấu đến năm 2025, diện tích trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1% tổng diện tích trồng trọt, 80% sản phẩm OCOP liên quan đến trồng trọt đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Những cây trồng hưu cơ chủ lực như lúa, dong riềng, cây ăn quả, chè Shan tuyết, cây dược liệu. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Bắc Kạn xây dựng cơ chế đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, vận dụng linh hoạt các nguồn kinh phí từ các dự án để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Phỏng vấn: Bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn
(có môi trường đất, môi trường không khí và nước còn sạch, canh tác người nông dân Bắc Kạn chưa canh tác chưa sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nên là điều kiện tốt để phát triển sản phẩm hữu cơ)
Sau 1 năm thực hiện, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tỉnh Bắc Kạn có 60ha cây trồng được cấp giấy chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ theo TCVN; hơn 31,6ha cây trồng được cấp giấy chứng nhận theo quy trình sản xuất hữu cơ PGS. Ngoài ra còn các mô hình liên kết sản xuất hữu cơ với tổng diện tích khoảng 320ha với các cây trồng như: Chè Shan tuyết, dong riềng, mơ vàng, lúa, nghệ, bí thơm