| Hotline: 0983.970.780

Đặc sản cam chanh, cam bù Hà Tĩnh 'ém hàng' chờ tết

Thứ Tư 10/01/2024 , 18:34 (GMT+7)

Hàng nghìn ha cam chanh, cam bù ở huyện Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn dù đã có thể thu hoạch nhưng người dân đang 'ém hàng' chờ Tết bán để tăng thu nhập.

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nên người trồng cam chanh, cam bù ở Khe Mây, huyện Hương Khê; huyện Vũ Quang; huyện Hương Sơn đang 'ém hàng' chờ bán dịp Tết, dù không ít diện tích quả đã chín vàng. 

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nên người trồng cam chanh, cam bù ở Khe Mây, huyện Hương Khê; huyện Vũ Quang; huyện Hương Sơn đang “ém hàng” chờ bán dịp Tết, dù không ít diện tích quả đã chín vàng. 

Ông Phan Anh Toản, Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Vũ Quang cho biết, diện tích cam chanh toàn huyện hiện còn khoảng 10% chưa thu hoạch, trong đó có khoảng hơn 200ha các nhà vườn ở xã Đức Lĩnh, Đức Bồng sẽ chín, bán đúng dịp Tết.

Ông Phan Anh Toản, Phó Giám đốc Trung tâm ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Vũ Quang cho biết, diện tích cam chanh toàn huyện hiện còn khoảng 10% chưa thu hoạch, trong đó có khoảng hơn 200ha các nhà vườn ở xã Đức Lĩnh, Đức Bồng sẽ chín, bán đúng dịp Tết.

'Do người dân ở các vùng này trồng giống cam chiết cành, cam chín muộn hơn giống cam ghép nên sẽ thu hoạch đúng dịp Tết, giá bán sẽ cao hơn nhiều so với thời điểm này', ông Toản nói.

“Do người dân ở các vùng này trồng giống cam chiết cành, cam chín muộn hơn giống cam ghép nên sẽ thu hoạch đúng dịp Tết, giá bán sẽ cao hơn nhiều so với thời điểm này”, ông Toản nói.

Đối với cây cam bù, hiện đang đầu vụ thu hoạch và thời điểm chín rộ khoảng 20 ngày nữa.

Đối với cây cam bù, hiện đang đầu vụ thu hoạch và thời điểm chín rộ khoảng 20 ngày nữa.

Toàn bộ diện tích cam bù hơn 300ha của huyện Vũ Quang năm nay ước đạt sản lượng hơn 4.500 tấn. Một số diện tích đã sản xuất và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Toàn bộ diện tích cam bù hơn 300ha của huyện Vũ Quang năm nay ước đạt sản lượng hơn 4.500 tấn. Một số diện tích đã sản xuất và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Nhiều diện tích cam trồng giống chiết cành, cho năng suất cao, có những gốc thu đến 1 tạ quả, cho hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều diện tích cam trồng giống chiết cành, cho năng suất cao, có những gốc thu đến 1 tạ quả, cho hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình anh Lê Văn Phương (sinh năm 1983) trú tại thôn 2, xã Hương Đô trồng 1.000 gốc cam ở đồi Khe Mây, huyện Hương Khê, trong đó chủ yếu là cam chanh. Năm nay gia đình anh Phương ước thu từ 14 - 15 tấn quả, giá bán tại vườn từ 45 - 60 ngàn đồng/kg.

Gia đình anh Lê Văn Phương (sinh năm 1983) trú tại thôn 2, xã Hương Đô trồng 1.000 gốc cam ở đồi Khe Mây, huyện Hương Khê, trong đó chủ yếu là cam chanh. Năm nay gia đình anh Phương ước thu từ 14 - 15 tấn quả, giá bán tại vườn từ 45 - 60 ngàn đồng/kg.

'Cam được thương lái thu mua tại vườn, ngoài ra có nhiều khách quen, đặt hàng gửi ra Hà Nội, Đà Nẵng. Cam Khe Mây có thương hiệu từ lâu nên rất dễ bán, cam có vị ngọt đậm, mọng nước. Năm ngoái gia đình thu về 500 triệu đồng từ cây cam', anh Phương nói.

“Cam được thương lái thu mua tại vườn, ngoài ra có nhiều khách quen, đặt hàng gửi ra Hà Nội, Đà Nẵng. Cam Khe Mây có thương hiệu từ lâu nên rất dễ bán, cam có vị ngọt đậm, mọng nước. Năm ngoái gia đình thu về 500 triệu đồng từ cây cam”, anh Phương nói.

Cũng theo anh Phương, một số diện tích cam dù đã chín khoảng 70 – 80% nhưng gia đình hiện vẫn 'ém hàng' để chờ Tết bán. Những quả cam chín đậm, quả to sẽ được thu hoạch bán trước.

Cũng theo anh Phương, một số diện tích cam dù đã chín khoảng 70 – 80% nhưng gia đình hiện vẫn “ém hàng” để chờ Tết bán. Những quả cam chín đậm, quả to sẽ được thu hoạch bán trước.

Trên diện tích hơn 2ha, anh Toả ở thôn 6, xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang đã thu hoạch hơn 7 tấn cam chanh, hiện còn khoảng hơn 2 tấn anh đang chăm sóc, neo trên cây để chờ bán dịp Tết.

Trên diện tích hơn 2ha, anh Toả ở thôn 6, xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang đã thu hoạch hơn 7 tấn cam chanh, hiện còn khoảng hơn 2 tấn anh đang chăm sóc, neo trên cây để chờ bán dịp Tết.

'Hiện cam chanh chúng tôi đang bán giá 30.000 – 35.000đ/kg nhưng khoảng 20 ngày nữa giá chắc chắn sẽ tăng lên trên 40.000đ/kg', anh Toản nhận định.

“Hiện cam chanh chúng tôi đang bán giá 30.000 – 35.000đ/kg nhưng khoảng 20 ngày nữa giá chắc chắn sẽ tăng lên trên 40.000đ/kg”, anh Toản nhận định.

Ngoài cam chanh, hơn 30 gốc cam bù của gia đình anh Toản dự kiến sẽ thu hơn 1 tấn cam, nếu bán với giá bình quân như năm ngoái 35.000đ/kg, ước dịp Tết gia đình anh sẽ thu hơn 35 triệu đồng.

Ngoài cam chanh, hơn 30 gốc cam bù của gia đình anh Toản dự kiến sẽ thu hơn 1 tấn cam, nếu bán với giá bình quân như năm ngoái 35.000đ/kg, ước dịp Tết gia đình anh sẽ thu hơn 35 triệu đồng.

Hiện toàn tỉnh Hà Tĩnh đã phát triển được hơn 7.200ha cam; diện tích cho sản phẩm hơn 6.100ha. Mỗi năm cây trồng chủ lực này đem về cho người sản xuất ở các huyện miền núi Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang hàng trăm tỷ đồng.

Hiện toàn tỉnh Hà Tĩnh đã phát triển được hơn 7.200ha cam; diện tích cho sản phẩm hơn 6.100ha. Mỗi năm cây trồng chủ lực này đem về cho người sản xuất ở các huyện miền núi Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang hàng trăm tỷ đồng.

Xem thêm
Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ

THÁI NGUYÊN Nuôi bò thịt VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho hiệu quả kinh tế tăng 15 - 20% so với phương pháp truyền thống.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.