Tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Cần Giờ. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng tươi sống vào Indonesia cần cập nhật quy định mới từ 10/5. Người Iran ưa chuộng nông sản Việt. Xuất khẩu gỗ sang các thị trường CPTPP tăng mạnh.
TÁI TẠO NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI CẦN GIỜ
Ngày 2/4 Sở NN-PTNT TP.HCM và Chi cục Thuỷ sản tổ chức các hoạt động tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo tồn Tái tạo nguồn lợi thủy sản tái tạo phát triển nguồn lợi thuỷ sản và phát triển nuôi trồng thuỷ sản lồng bè. Sở NN-PTNT TP.HCM và Chi cục Thuỷ sản cùng phối hợp với Ban trị sự Giáo hội phất giáo Việt Nam tại TP.HCM tổ chức hoạt động thả cá Tái tạo nguồn lợi thủy sản và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2022 trên địa bàn huyện Cần Giờ. Theo đó, Chi cục thuỷ sản đã tiến hành thả 10.000 con cá giống bống mú và hơn 20.000 con cá chẽm xuống lưu vực sông Dần Xây, huyện Cần Giờ. Qua hoạt động này ngành nông nghiệp TP.HCM mong muốn các cấp ngành quan tâm hơn đến hoạt động thuỷ sản, Tái tạo nguồn lợi thủy sản khai thác nguồn lợi trên biển và chủ động trong việc nuôi trồng kết hợp với du lịch sinh thái, đây là hướng phát triển nông nghiệp đa giá trị.
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU HÀNG TƯƠI SỐNG VÀO IDONESIA CẦN CẬP NHẬT QUY ĐỊNH MỚI TỪ 10/5
Bộ Nông nghiệp Indonesia vừa có thông báo yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thực phẩm tươi sống (FFPO) bổ sung thêm một số thông tin khi tiến hành thực hiện khai báo thông báo trước (Prior Notice) đối với các lô hàng xuất khẩu vào nước này. Theo quy định của Indonesia, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hàng FFPO vào Indonesia phải thực hiện thông báo trước và phải kèm theo chứng nhận phân tích do 1 trong 10 phòng kiểm nghiệm Việt Nam đã được phía Indonesia phê duyệt. Quy định bổ sung mới của Indonesia có hiệu lực thi hành từ ngày 10/5/2022. Doanh nghiệp Việt Nam nếu có khó khăn khi thực hiện quy định bổ sung mới của Indonesia có thể liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Indonesia để có sự hỗ trợ.
Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Iran cho biết có nhiề cơ hội cho hàng Việt thâm nhập và gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường nước này, nhất là với mặt hàng nông sản. Nguyên do, cơ cấu mặt hàng nông sản hai nước bổ trợ cho nhau, ít cạnh tranh trực tiếp. Tâm lý của người tiêu dùng Iran ưa chuộng hàng Việt Nam, đây là yếu tố nhỏ nhưng ít nhiều tác động tới tâm lý mua hàng của người dân. Iran là đất nước hồi giáo nên cấm nhập khẩu sản phẩm có nguồn gốc từ thịt lợn, khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu thô, hàng hoá nhập khẩu yêu cầu một số chứng chỉ như GMP, PHYTO , HACCP riêng với thực phẩm chế biến cần thêm chứng chỉ Halal. Trường hợp các doanh nghiệp quan tâm đến thị trường Iran, Thương vụ Việt Nam tại Iran sẽ cung cấp đầy đủ các quy định cho doanh nghiệp tham khảo
XUẤT KHẨU GỖ SANG CÁC THỊ TRƯỜNG CPTPP TĂNG MẠNH
Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ sang thị trường CPTPP trong 2 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 344 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thị trường Nhật Bản đạt 242,9 triệu USD, tăng 13%; Malaysia tăng 42%... Hầu hết các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu vào thị trường CPTPP cũng tăng mạnh. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gỗ của Việt Nam ra thế giới đã đạt kim ngạch 3.9 tỷ USD xấp xỉ 25% mục tiêu 16 tỷ USD giá trị xuất khẩu gỗ năm 2022. Dự báo xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ vào khối thị trường này sẽ tiếp tục tăng khi các doanh nghiệp gỗ đang gia tăng công suất để đáp ứng tiến độ các đơn hàng đã kí kết đến hết năm 2022.