46 bàn thắng được ghi tại AgriCup 2024. Lễ khởi công gói thầu xây dựng, lắp đặt thiết bị công trình thuỷ lợi. Đầu tư đồng bộ hệ thống cống ven biển bảo vệ sản xuất nội đồng. Lũ rút, nông dân miền Tây kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ bắt cá.
Sapo: 46 bàn thắng được ghi tại giải bóng đá AgriCup 2024tranh cúp HACAS. Lễ khởi công gói thầu xây dựng, lắp đặt thiết bị công trình thuỷ lợi. Đầu tư đồng bộ hệ thống cống ven biển bảo vệ sản xuất trong nội đồng. Lũ rút, nông dân miền Tây kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ bắt cá.
Tin 1
46 BÀN THẮNG ĐƯỢC GHI TẠI GIẢI BÓNG ĐÁ AGRICUP 2024 TRANH CÚP HACAS
Đức Minh- Hùng Khang sx
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 1/12, Vòng chung kết Giải bóng đá Agricup 2024 - tranh cúp Hacas do báo Nông nghiệp Việt Nam, Hội Hoá chất Nông nghiệp - Hacas phối hợp tổ chức, đã khép lại với trận đấu đầy kịch tính giữa đội Bảo vệ thực vật phía Nam và Liên quân Cục Bảo vệ thực vật - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội. Đây là hai đội bóng đã thể hiện phong độ ấn tượng suốt từ vòng bảng đến những trận đấu loại trực tiếp, đặc biệt là ở bán kết. Tại trận chung kết, hai đội bóng đã thể hiện tinh thần thể thao đoàn kết, cống hiến cho khán giả bàn thắng đẹp mắt.
Cúp HACAS năm 2024 được trao cho đội Bảo vệ thực vật phía nam với chiến thắng thuyết phục 2-0 trước đội Liên quân Cục Bảo vệ thực vật - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội. Đột đoạt giải 3 là đội Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Seed. Giải đấu năm nay cũng là giải đấu được ghi nhận nhiều bàn thắng nhất với 46 bàn thắng.
Thành công của AgriCup 2024 sẽ tạo tiền đề để ban tổ chức tiếp tục tổ chức nhiều giải bóng đá trong những năm tiếp theo nhằm khích lệ phong trào thể dục thể thao của các cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp.
LỄ KHỞI CÔNG GÓI THẦU XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
Minh Sáng sản xuất
Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam vừa tổ chức Lễ khởi công Dự án thành phần “Tăng cường năng lực Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam giai đoạn 2021-2025” thuộc dự án “Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho khối Viện Quy hoạch Thủy lợi” theo Quyết định số 2273 ngày 9/6/2023 của Bộ NN-PTNT về phê duyệt, giao Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam là chủ đầu tư xây dựng dự án.
Tại lễ khởi công, ông Đỗ Đức Dũng, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam cho biết: Dự án sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam. Việc đầu tư sửa chữa nâng cấp và lắp đặt thiết bị công trình đầy đủ sẽ giúp Viện nâng cao năng lực, uy tín và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ do Bộ NN-PTNT giao, cũng như đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển Thủy lợi, Phòng chống thiên tai, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nói chung của các tỉnh, thành phía Nam cũng như cả nước. Qua khảo sát và đánh giá năng lực của các nhà thầu uy tín, Viện đã lựa chọn Liên danh nhà Thầu Bình Minh – Thiên Đăng để ký kết hợp tác thi công công trình.
Tin 3
ĐẦU TƯ ĐỒNG BỘ HỆ THỐNG CỐNG VEN BIỂN BẢO VỆ SẢN XUẤT NỘI ĐỒNG
Trung Chánh – Văn Vũ
Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã tập trung nguồn lực để hoàn thiện tuyến đê biển Tây với chiều dài hơn 200km, nhất là hệ thống cống trên đê để chủ động điều tiết thủy lợi, phục vụ sản xuất.
Trong đó, tuyến đê biển Tây đi qua địa bàn hai huyện An Biên và An Minh có tổng chiều dài khoảng 70km. Cùng với làm kè bảo vệ, rất nhiều cống dọc theo tuyến đê đã được đầu tư xây dựng, đưa vào vận hành điều tiết nguồn nước, bảo vệ sản xuất theo hệ sinh thái mặn lợ và ngọt theo mùa.
Tỉnh Kiên Giang có diện tích nằm trong vùng hưởng lợi thuộc hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé là 247.400ha, chiếm 64% diện tích vùng dự án. Do đó, cần vận hành đồng bộ các công trình thủy lợi do tỉnh đầu tư thì hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé mới phát huy tối đa tác dụng. Đặc biệt, nếu hệ thống cống trên tuyến đê biển Tây thuộc địa bàn huyện An Biên và An Minh chưa được đầu tư khép kín thì việc vận hành cống âu thuyền Xẻo Rô sẽ không có tác dụng điều tiết nguồn nước, bảo vệ sản xuất trong nội đồng hiệu quả.
Tin 3
LŨ RÚT, NÔNG DÂN MIỀN TÂY KIẾM TIỀN TRIỆU MỖI NGÀY NHỜ BẮT CÁ
Lê Hoàng Vũ – Văn Vũ
Sau khi mùa lũ rút, các tỉnh đầu nguồn ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Long An..... bước vào mùa đánh bắt “cá ra sông”, thời điểm này các loài thủy sản từ đồng ruộng tràn ra sông, rạch. Đây là cơ hội để nông dân khai thác nguồn lợi thủy sản, tạo thêm thu nhập đáng kể cho gia đình.
Tại xã Long An huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, mỗi ngày người dân đặt 500m lưới dớn, thu được 20-30kg cá gồm cá chốt, cá rô đồng, cá mè dinh… Với giá bán từ 20.000-50.000 đồng/kg, người dân có nguồn thu nhập hơn 1 triệu đồng mỗi ngày, đây được xem là nguồn ổn định sau mùa lũ. Nhờ mùa “cá ra”, nhiều nông dân vùng đầu nguồn ĐBSCL không chỉ trang trải chi phí sinh hoạt mà còn tích lũy vốn cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp sau mùa lũ, góp phần cải thiện kinh tế hộ gia đình.