Phòng NN-PTNT huyện Lệ Thủy hướng dẫn nông dân tham gia trồng lúa tái sinh, thực hiện thâm canh đúng quy trình cho năng suất từ 32 đến 36 tạ/ha, lãi khoảng 26 đến 28 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí.
Thâm canh lúa tái sinh, nông dân thu lãi tới 28 triệu đồng/ha
Vào vụ đông xuân năm nay, huyện Lệ Thủy xây dựng mô hình thâm canhlúa tái sinh vùng ruộng sâu tại xã Hoa Thuỷ trên diện tích 14 ha.
Xã Hoa Thủy có diện tích đất lúa gần 1.000 ha. Vụ hè thu, bà con để lại gần 800 ha làm lúa tái sinh và hiện năng suất bình quân chỉ còn đạt khoảng 17 tạ/ha. Việc phát triển hình thức canh tác lúa tái sinh mới tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thêm diện tích sản xuất lúa hè thu.
Phỏng vấn nông dân Nguyễn Văn Ngọc, Thôn Xuân Bắc 2, xã Hoa Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình
Những nông dân tham gia mô hình đã tuân thủ thực hiện thâm canh từ khâu thu hoạch lúa vụ đông xuân, quy trình tưới, bón phân, bảo vệ đồng ruộng theo với quy trình của Phòng NN-PTNT Lệ Thủy đã hướng dẫn. Kết quả, lúa tái sinh phát triển tốt, lúa chín đều, bông lúa dài và cho năng suất khoảng từ 32-36 tạ/ha, cao gấp đôi nắng suất lúa tái sinh canh tác theo truyền thống. Sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi khoảng 26-28 triệu đồng mỗi ha.
Phỏng vấn ông Võ Xuân Hòa, Chủ tịch UBND xã Hoa Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình
Huyện Lệ Thuỷ được xác đinh như là vựa lúa cuả tỉnh Quảng Bình. Hằng năm, diện tích canh tác vụ đông xuân của huyện đạt trên 10.150 ha. Tuy nhiên hàng chục năm nay, người dân Lệ Thủy chỉ gieo cấy khoảng 1.400 ha lúa vụ hè thu và để trên 8.100 ha đểlại làm lúa tái sinh. Hiện huyện vẫn chủ trương giảm diện tích lúa tái sinh để tăng dần vụ hè thu qua hàng năm. Những địa phương âng thực hiện vụ tái sinh cần áp dụng thâm canh để tăng năng suất, thu nhập cho nông dân và tăng tổng sản lượng lương thực của địa phương.