| Hotline: 0983.970.780

Nuôi lợn nông hộ có thêm phao nhờ vacxin ASF: Nếu không đi đường mới chỉ còn cách dừng lại

Thứ Hai 04/11/2024 , 06:39 (GMT+7)

PHÚ THỌ Nhiều hộ chăn nuôi lợn xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ ái ngại khi thấy anh Phạm Trung Hiếu tiêm vacxin dịch tả lợn Châu Phi (ASF) cho toàn bộ đàn lợn của mình.

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam Nguyễn Văn Điệp và anh Phạm Trung Hiếu, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ chia sẻ về vacxin AVAC ASF LIVE. Ảnh: Hồng Thắm. 

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam Nguyễn Văn Điệp và anh Phạm Trung Hiếu, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ chia sẻ về vacxin AVAC ASF LIVE. Ảnh: Hồng Thắm

Câu chuyện của anh Phạm Trung Hiếu, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ là minh chứng cho quyết tâm bảo vệ đàn lợn khỏi dịch tả lợn Châu Phi.

Hiện, trang trại của gia đình anh Hiếu nuôi 35 lợn nái và 300 lợn thịt, đồng thời làm đại lý cung cấp thức ăn của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho nhiều hộ chăn nuôi trong khu vực. Toàn bộ đàn lợn của anh đã được “phủ” vacxin AVAC ASF LIVE do Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam sản xuất.

Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng qua các kênh truyền thông biết được AVAC đã sản xuất thành công vacxin ASF, một số trại ở Hưng Yên đã tiêm thử nghiệm, cùng với sự giới thiệu và khẳng định về tính an toàn và hiệu quả bảo hộ của vacxin từ nhân viên kỹ thuật một số công ty chăn nuôi, anh Hiếu quyết định tiên phong thử nghiệm vacxin này.

Tháng 7/2024, anh Hiếu tiến hành đợt tiêm đầu tiên cho 80 con lợn thịt và 7 con nái. Lợn thịt sau tiêm phát triển khỏe mạnh, 20 con đầu tiên đã được xuất bán thành công. Những con còn lại đang nuôi, dự kiến sẽ xuất chuồng vào cuối tháng 10/2024.

Đây là tín hiệu tốt, khiến anh yên tâm hơn và quyết định tiêm tiếp đợt 2 vào tháng 8/2024 cho 30 nái, 2 đực giống và 170 lợn thịt. Các nái và đực giống sau tiêm đều phát triển, sinh sản bình thường. Lợn con được tiêm vacxin phát triển tốt, chưa gặp vấn đề gì bất thường.

Đến nay, gia đình anh đã đưa vacxin AVAC ASF LIVE và quy trình tiêm phòng của trại. Cứ sau khi sinh 23 - 28 ngày, toàn bộ lợn con và lợn mẹ sẽ được tiêm phòng vacxin ASF. Các vacxin khác vẫn được tiêm phòng bình thường.

Khi được hỏi vì sao lại tiên phong tiêm vacxin ASF cho cả đàn lợn của gia đình, đặc biệt là cho lợn nái trong khi chưa có khuyến cáo tiêm cho đối tượng này, anh Hiếu nói: “Trước áp lực dịch bệnh quá lớn, tôi nghĩ nếu không mạnh dạn thử nghiệm tiêm vacxin ASF chẳng còn cách nào khác để bảo vệ đàn lợn. Đây là hướng khả thi nhất, con đường mới mở duy nhất để các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ như chúng tôi có thể tiếp tục trụ vững với nghề, nêu không đi chỉ còn cách dừng lại”.

Anh Phạm Trung Hiếu muốn sớm chính thức có thêm vacxin AVAC ASF LIVE để tiêm cho đàn lợn nái để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh các trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ. Ảnh: Hồng Thắm. 

Anh Phạm Trung Hiếu muốn sớm chính thức có thêm vacxin AVAC ASF LIVE để tiêm cho đàn lợn nái để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh các trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ. Ảnh: Hồng Thắm

Gia đình anh Hiếu nuôi lợn từ năm 2002, với hơn 22 năm kinh nghiệm. Anh cũng từng phải đối mặt với ASF 2 lần. Lần đầu vào năm 2019, khi đó 30 con lợn nái của anh chết mất 15 con, chỉ giữ được lợn thịt. Tháng 9/2023, thiệt hại nặng nề hơn khi 35 lợn nái chỉ còn giữ được 6 con, 140 lợn con đang theo mẹ và cai sữa, cùng 50 lợn thịt cũng mất sạch.

Anh Hiếu nhớ lại, khi dịch ASF bùng phát, nhiều hộ xung quanh đã phải bán tháo đàn, thậm chí cầm cố tài sản nhưng vẫn không cứu nổi đàn lợn. Lợn chết hàng loạt, thiệt hại chồng chất, ai nấy đều rơi vào tuyệt vọng vì khi đó chưa có vacxin phòng bệnh.

Anh tâm sự: “Thấy cảnh đó, tôi không khỏi lo lắng cho tương lai gia đình mình. Chính tôi cũng đã từng đắn đo không biết có nên tiếp tục nuôi hay không?”.

Theo anh Hiếu, đối với các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ, dịch bệnh là thách thức lớn nhất, đặc biệt là ASF với khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong rất cao. Vì vậy, anh cho rằng tiêm vacxin là giải pháp hiệu quả để bảo vệ đàn lợn.

“Thiếu vốn có thể vay ngân hàng, giá cả lên xuống là chuyện của thị trường, nhưng lợn chết là mất tất cả. Vì vậy, tiêm phòng vacxin nói chung, ASF nói riêng là giải pháp duy nhất giúp những hộ chăn nuôi nhỏ như chúng tôi bảo vệ đàn vật nuôi và vượt qua khó khăn do dịch bệnh gây ra”, anh Hiếu khẳng định.

Xem thêm
Phương châm '3 đủ' trong phòng chống đói, rét cho gia súc

Thái Nguyên Tại huyện Phú Lương, công tác phòng chống đói, rét được thực hiện với phương trâm '3 đủ' là đủ ấm, đủ no, đủ vacxin và thú y phòng dịch.

Cay đắng vì mua nhầm giống cúc mâm xôi lạ, chậm trổ bông

Bến Tre Hiện tượng cúc mâm xôi chậm phân cành, chậm phân hóa mầm hoa xảy ra với 70 hộ, số lượng khoảng 149.000 chậu, chiếm khoảng 10% tổng lượng cúc mâm xôi của huyện Chợ Lách.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.