Cao điểm khô hạn ở vùng cao Văn Chấn, Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái đã yêu cầu các nhà máy thủy điện ưu tiên kéo dài thời gian xả nước, các hồ chứa phải đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Yên Bái ưu tiên cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh
Thời điểm này đang là cao điểm khô hạn ở vùng cao, tỉnh Yên Bái chỉ đạo các nhà máy thủy điện ưu tiên cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh
Gia đình chị Hoàng Thị Sách ở xã Thạch Lương, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái có gần 4 sào ruộng, trước đây thường xuyên cấy 2 vụ/năm. Tuy nhiên những năm gần đây do tình trạng thiếu nước sản xuất nên chị Sách đã chuyển 3 sào sang trồng cây màu như dưa chuột, dưa hấu, còn hơn 1 sào để trồng lúa nhưng thiếu nước, năng suất bấp bênh.
PB chị HOÀNG THỊ SÁCH, xã Thạch Lương, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái:
“Mọi năm tất cả những ruộng này của gia đình đều cấy lúa, do thiếu nước nên phải chuyển sang trồng cây màu. Tuy nhiên cũng cây lên cây không do thiếu nước, trồng đi trồng lại 2,3 lần, rồi gánh từng gánh nước để tưới.”
Cùng chung hoàn cảnh, gia đình ông Lường Văn Liên ở thôn Nà Đường, xã Thạch Lương có gần 5 sào ruộng. Cánh đồng của thôn nằm ở cuối tuyến công trình thủy lợi nên thường xuyên thiếu nước tưới. Hiện giờ, mặt ruộng khô hạn nứt nẻ, cây lúa chậm phát triển, có nguy cơ mất mùa. Trong khi phía đầu nguồn, công trình thủy điện tích nước, chỉ xả phát điện theo giờ, nước tưới không mấy khi chảy về đến diện tích ruộng của gia đình. Khoảng hơn 5 sào trồng dưa hấu cũng trong tình trạng thiếu nước.
PB ông LƯỜNG VĂN LIÊN,xã Thạch Lương, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái:
“Trước đây nguồn nước rồi rào, hiện nay làm thủy điện nhiều quá nên người dân không có nước làm ruộng. Lúa thiếu nước gây ra vàng lá, không đẻ nhánh được. Rất mong các cấp ngành quan tâm khắc phục tình trạng này.”
Trên địa bàn, Công ty Tân Phú đang quản lý vận hành công trình thủy lợi Nang Phai gồm 1 đập tràn và hệ thống kênh mương với chiều dài 26 km kênh dẫn, thiết kế tự chảy 24/24 phục vụ tưới tiêu, cấp nước cho hơn 640 ha đất sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản của hơn 3.300 hộ dân thuộc các xã, phường như: Hạnh Sơn, Phúc Sơn, Nghĩa Lợi, Nghĩa An, Tân An, Cầu Thia và Trung Tâm thị xã Nghĩa Lộ.
Trước đây khi chưa xây dựng công trình thủy điện Noong Phai, toàn bộ diện tích cánh đồng được tưới tiêu đảm bảo cho người dân cấy 2 vụ lúa, một số diện tích có thể trồng thêm cây màu vụ đông. Do ảnh hưởng của nhà máy thủy điện nên công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thời gian xả nước của nhà máy quá ít, kênh dẫn dài nên hầu như toàn bộ diện tích bãi tưới cuối kênh dẫn đều trong tình trạng thiếu nước.
PB Ông ĐỖ XUÂN THÀNH – Giám đốc chi nhánh Văn Chấn (Công ty TNHH Tân Phú), tỉnh Yên Bái:
“Nhà máy thủy điện chi hoạt động theo giờ, thời gian ngắn nên gây nhiều khó khăn cho công tác thủy lợi, không đảm bảo nguồn nước tưới liên tục cho cánh đồng. Một số diện tích bà con đã phải chuyển san trồng cây màu, nhiều diện tích thiếu nước làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.”
Để khắc phục tình trạng khô hạn, thiếu nước sản xuất, Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái đã yêu cầu các nhà máy thủy điện phải ưu tiên nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Không được để lúa, cây màu bị khô hạn, thiếu nước làm giảm năng suất hoặc gây mất mùa. Trong thời điểm khó khăn chung phải giảm công suất phát điện, kéo dài thời gian xả nước, phối hợp với công ty thủy nông có phương án điều tiết nước hồ chứa, cung cấp cho hạ du đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, nhất là trong mùa khô.