Ban quản lý VQG Tràm Chim phối hợp với các chuyên gia hàng đầu về khoa học máy tính để đưa ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý, phục hồi môi trường sống cho sếu đầu đỏ.
Công nghệ trí tuệ nhân tạo giúp phục hồi hệ sinh thái VQG Tràm Chim
SAPO – Ban quản lý VQG Tràm Chim (Đồng Tháp) phối hợp với các chuyên gia hàng đầu về khoa học máy tính để đưa ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý, phục hồi môi trường sống cho sếu đầu đỏ.
Tháng 4, khu tiểu vùng Đồng Tháp Mười bước vào mùa khô, nắng nóng đạt gần 40 độ C. Cánh đồng khô khốc, rất ít sinh vật tồn tại được. Duy nhất cỏ năn kim sinh trưởng và phát triển, mọc lên xanh tươi giữa những kẽ đất nứt nẻ, trở thành nguồn sống quý giá cho sếu đầu đỏ, biểu tượng của Vườn quốc gia Tràm Chim.
Vậy mà đã có thời điểm diện tích cỏ năn kim suy giảm. Từ chỗ có hàng nghìn sếu đầu đỏ đến vườn, nhiều năm nay cán bộ VQG Tràm Chim không thấy bóng dáng loài chim được xem là chỉ thị của môi trường đất ngập nước nữa.
Ông ĐOÀN VĂN NHANH - Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim
Từ năm 2016 đến nay thì sếu không có về đây. Chỉ bay thôi chứ không có đáp thì một trong những cái nguyên nhân thì thứ nhất là thiếu nguồn thức ăn do biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến công tác quản lý của vườn về phòng chống cháy rừng.
Theo Phó giám đốc Đoàn Văn Nhanh, ở Vườn quốc gia Tràm Chim, cỏ năn là một trong những thảm cỏ chính. Cỏ năn kim đặc biệt là một nguồn thức ăn rất quan trọng và cho loài sếu đầu đỏ. Những năm trước, do chính sách của ban quản lý cũng như điều kiện môi trường bị biến động và giải pháp kỹ thuật nên làm suy thoái lớp cỏ, lớp biểu bì bề mặt. Do đó, Để giải quyết vấn đề này, VQG Tràm Chim phối hợp với các chuyên gia hàng đầu về khoa học máy tính để đưa những chuyển đổi kỹ thuật số vào công tác quản lý môi trường.
PGS.TS. PHẠM QUỐC CƯỜNG, Giảng viên khoa Kỹ thuật Máy tính Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM
“Nếu vùng quốc gia này phát triển tốt thì không những là địa phương mà hưởng lợi, mà những công ty có thể đầu tư du lịch, có thể phát triển những hệ sinh thái xung quanh vùng, các gia đình chim cũng được hưởng lợi”.
Các nhà khoa học của Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM đã nghiên cứu lắp đặt các hệ thống quan trắc tự động hiện đại, giúp cán bộ quản lý vườn có thể theo dõi mức độ khô, chất lượng không khí và nước nguồn từ xa, thay vì phải tự mình đi thu thập dữ liệu. Giải pháp này hỗ trợ Vườn nhanh chóng nâng cao sức khỏe hệ sinh thái của Vườn Quốc gia Tràm Chim.
PGS.TS. Phạm Quốc Cường, Giảng viên khoa Kỹ thuật Máy tính Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM
Đa dạng sinh học, bảo tồn môi trường, bảo vệ sức khỏe của các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái đặc hữu như VQG Tràm Chim là chính sách xuyên suốt của đảng và nhà nước. Cho nên việc dành thêm ngân sách, dành thêm những nguồn lực và khuyến khích những nhà khoa học tâm huyết đầu tư chất xám là cần thiết.
Ngày 7/3 vừa qua, trong lúc kiểm tra các trang thiết bị chữa cháy và chuẩn bị các bước cần thiết phục vụ cho đợt diễn tập công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhân viên đã ghi nhận bốn con sếu về Vườn quốc gia Tràm Chim kiếm ăn sau nhiều năm. Đây là chỉ dấu cho sự phục hồi tích cực của hệ sinh thái tự nhiên để đàn sếu có thể trở về. Trong tương lai, mong rằng các công nghệ kỹ thuật số sẽ được nhân rộng để hỗ trợ VQG Tràm chim hoạch định chiến lược bảo vệ sức khỏe hệ sinh thái của Vườn.