Huyện Tuyên Hóa có chính sách trợ giá một số loại vacxin chủ lực, giá thành cao đối với bệnh viêm da nổi cục, lở mồm long móng và bệnh dại để đàn vật nuôi có sức đề kháng với dịch bệnh.
Trợ giá cho vacxin chủ lực, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh
Tiêm vắc xin - Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Tuyên Hóa tích cực phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm
Những ngày này, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đang tích cực phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vacxin đợt 2 cho đàn gia súc, gia cầm. Qua đó, đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch cho đàn vật nuôi.dịch
Từ cuối tháng 10, dù thời tiết không được thuận lợi, nhưng bà con thôn Cao Trạch (xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa) đã dắt trâu, bò đi tiêm phòng. Mỗi lần được cán bộ thú y của địa phương thông báo về lịch tiêm chủng cho vật nuôi là bà con đều đăng kí tham gia. Nhờ tiêm phòng đầy đủ và chăm sóc đúng cách nên hạn chế được dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của địa phương
Phỏng vấn ôngNguyễn Thành Trung, thôn Cao Trạch, xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình: “Gia đình tôi chăn nuôi từ lâu, mỗi khi xã thông báo có tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, tôi đều tiêm phòng đầy đủ nhằm để trâu bò khỏe mạnh, khỏi bệnh tật.”
Phong Hoá là địa phương có tổng đàn vật nuôi khá lớn của huyện Tuyên Hoá. Hằng năm, chính quyền địa phương đều làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Người dân đã tự giác đăng ký và thực hiện tiêm phòng cho đàn vật nuôi nên tỷ lệ tiêm vacxin hằng năm luôn đạt trên 80% tổng số đàn.
Phỏng vấn ông Hồ Minh Vũ, Phó chủ tịch UBND xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình:
“ Đối với xã Phong Hóa, tổng đàn gia súc, gia cầm chiếm tỷ lệ lớn, do đó xác định công tác tiêm phòng gia súc , gia cầm có vai trò quan trọng do đó UBND xã đã xây dựng kế hoạch tiêm phòng cả năm cũng như đợt 1, đợt 2 để tổ chức thực hiện. trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tận các hộ dân để bà con nhân dân thực hiện tiêm phòng đảm bảo, do đó tỷ lệ tiêm phòng cho đàn vật nuôi ở xã hàng năm đạt trên 80 % tổng đàn.
Chính quyền các địa phương trong huyện phối hợp với cán bộ thú y rà soát số lượng đàn gia súc, gia cầm, xây dựng kế hoạch, tiến độ tiêm phòng cụ thể. Qua đó từng bước nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc tiêm phòng, giúp hộ chăn nuôi tiếp tục phát triển đàn vật nuôi theo hướng bền vững.
Phỏng vấn bà Đặng Thị Thi- Trưởng ban thú y xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình:
“Thực hiện sự chỉ đạo của xã,để triển khai tiêm phòng cho đàn vật nuôi, ban thú y xã đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn , thể xã, các thôn để tuyên truyền về tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm, chúng tôi đã đến tận nhà, tận chuồng để tiêm nên tỷ lệ tiêm phòng đạt cao.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, huyện Tuyên Hóa đã triển khai nhiều biện pháp tích cực đồng bộ nên trên địa bàn chưa có dịch bệnh xảy ra. Các địa phương thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi nhất là công tác tiêm vắc xin, vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường để ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan vào địa bàn.
Năm 2023, UBND huyện Tuyên Hóa đã có chính sách trợ giá một số loại vắc xin chủ lực, giá thành cao như trợ giá 50 % vắc xin viêm da nổi cục, lở mồm lông móng trên trâu bò, trợ giá 100 % vắc xin dại chó. Đối với đồng bào dân tộc tại 2 xã Lâm Hóa và Thanh Hóa huyện trợ giá 100 % các loại vắc xin nói trên.
Phỏng vấn ông Trần Văn Cần, Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Tuyên Hóa. Quảng Bình:
“.Thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho đàn vật nuôi do tỉnh và huyện ban hành, ngày từ đầu vụ bên cạnh việc hướng dẫn bằng văn bản, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp phối hợp với Phòng NN&PTNT phân công cán bộ về tận cơ sở chỉ đạo, giám sát việc triển khai tiêm phòng của các xã, thị trấn . Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, chính sách, giá cả, cung ứng vắc xin đẩy đủ, kịp thời, nhờ đó hạn chế sự phát sinh, lây lan của dịch bệnh”..
Hiện nay, thời tiết đã chuyển mùa, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi phát sinh dịch bệnh trên đàn vật nuôi. Vì vậy người chăn nuôi cần chủ động các biện pháp phòng chống dịch, đồng thời cung cấp đầy đủ thức ăn giàu chất dinh dưỡng, sát trùng và vệ sinh chuồng trại thường xuyên…để gia súc, gia cầm có sức đề kháng với dịch bệnh.