Tại huyện Hải Lăng trên diện tích 10ha, mướp đắng được trồng theo hướng hữu cơ cho năng suất 16,5 tấn/1ha, sau khi thu hoạch bán 9.000 đồng/kg, thu về gần 150 triệu đồng/ha.
Tại huyện Hải Lăng trên diện tích 10ha, mướp đắng được trồng theo hướng hữu cơ cho năng suất 16.580 kg/1ha, sau khi thu hoạch bán 9.000 đồng/kg, thu về gần 150 triệu đồng/ha.
Nhằm giúp người dân cải thiện sinh kế khi tham gia quản lý và bảo vệ rừng ven biển, dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) đã triển khai mô hình trồng mướp đắng theo phương thức canh tác tự nhiên cho các hộ dân xã Hải Dương, huyện Hải Lăng trên diện tích 10ha. Mô hình hoàn toàn không sử dụng phân vô cơ, thuốc BVTV hóa học mà sử dụng phân hữu cơ Compost và chế phẩm dinh dưỡng, thảo mộc lên men để cung cấp trong suốt quá trình phát triển của cây mướp. Tuy năng suất có thấp hơn so với thông thường khoảng 5 – 6 tạ/ha nhưng chi phí đầu tư thấp hơn, giá bán lại cao hơn khoảng 1.000 đồng/kg nên trừ chi phí lợi nhuận vẫn đạt trên 113 triệu đồng/ha, cao hơn so với thông thường khoảng 20 triệu đồng/ha.Qua đó, góp phần khai thác lợi thế vùng cát cả về kinh tế và môi trường.
gia đình tôi trồng 2 sào mướp đắng, so với mọi năm thì hiệu quả năm nay cao hơn so với mọi năm, và được tiếp nhận kỷ thuật trồng cây mướp ptheo hướng canh tác tự nhiên thì trước hết đảm bảo sức khỏe cho gia đình và cũng mang lại sản phẩm sạch cho gia đình và cộng đồng, để giới thiệu cây mướp đắng của đông dương được đi xa hơn và được mọi người tiêu dùng được biết đến nhiều hơn. Qua quá trình canh tác tự nhiên được dự án hỗ trợ kiến thức và bắt tay chỉ việc là quá trình ngâm và chế vi sinh vật bản địa, với các chế phẩm phun cho mướp trước hết là tạo nguồn vi sinh vật, cây mướp sau 1 năm ít sâu bệnh hơn và phát triển tốt hơn.
Tại hội nghị đầu bờ các đại biểu và bà con nông dân đánh giá cao hiệu quả mà mô hình mang lại. Ngoài hiệu quả kinh tế mô hình có tác động lớn về môi trường và xã hội. Trồng mướp theo phương thức canh tác tự nhiên tăng độ phì nhiêu của đất, tăng chất khoáng và vi sinh vật hữu hiệu cho đất, có tác dụng cải tạo đất rất tốt, nhất là đối với các loại đất đã và đang bị suy thoái. Về lâu dài sẽ giúp khả năng chống chịu sâu bệnh của mướp tốt hơn, giúp cho trái chắc, thịt dày, và tạo ra công ăn việc làm ổn định cho nông dân.
Sản xuất mướp đăng theo phương thức canh tác tự nhiên thì không chỉ đảm bảo an toàn cho người sản xuất mà còn tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, được người tiêu dùng đón nhận từ đó giá thành được nâng cao, tạo ra thu nhập tương đối ổn định cho bà con sản xuất. Trong thời gian tới để đẩy mạnh mô hình canh tác tự nhiên, chúng tôi cũng có kế hoạch mở các lớp tập huấn để trang bị thêm các kiến thức, kỷ năng sản xuất mướp đắng theo phương thức canh tác tự nhiên cho bà con đồng thời cũng tuyên truyền vận động cho bà con nhân rộng mô hình. Đề xuất với các cơ quan chức năng đẩy mạnh xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm sạch của bà con ra thị trường tiêu thụ để nâng cao giá thành đầu ra của sản phẩm sạch của bà con làm ra.
Theo kế hoạch trong thời gian tới từ 10 ha mô hình này, HTX sẽ tiếp tục mở rộng ra toàn bộ diện tích của HTX nhằm cho ra sản phẩm mướp đắng sạch, thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường sống và hệ sinh thái đất cát ven biển, tạo sinh kế bền vững cho người dân bảo vệ rừng ven biển.