Dự án trồng lạc đỏ, hỗ trợ sinh kế cho bà con dân tộc Vân Kiều tại xã miền núi Trường Sơn đang mang lại hướng đi mới để bà con vươn lên thoát nghèo…
Trồng 120ha lạc đỏ phát triển sinh kế cho đồng bào Vân Kiều
Dự án hỗ trợ sinh kế cho bà con dân tộc Vân Kiều tại xã miền núi Trường Sơn đang mang lại hướng đi mới để bà con vươn lên thoát nghèo…
Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã triển khai tại nhiều xã miền núi Quảng Bình.
Xã miền núi Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) có trên 62% số hộ là đồng bào dân tộc Vân Kiều. Cuộc sống của bà con hiện đang gặp nhiều khó khăn. Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” đã lựa chọn triển khai mô hình giống lạc đỏ theo chuỗi lien kết sản xuất. Dự án hướng tới mục tiêu sản xuất vùng trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, đảm nâng cao thu nhập một cách bền vững cho người dân thông qua việc sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết.
Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Dung, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình
“Trước đây bà con trong thôn thì sản xuất tự nhiên, nhờ trời nhờ đất, nay có công ty về đầu tư sản xuất theo hướng hữu cơ, bà con rất mừng”.
Hiện xã Trường Sơn đang triển khai trồng 120 ha giống lạc đỏ, bên cạnh việc hướng dẫn quy trình kỹ thuật gieo trồng, trao tặng máy cày, Ban Quản lý Dự án cũng đã kết nối các doanh nghiệp ký kết bao tiêu đầu ra sản phẩm với giá sàn là 25 nghìn đồng/kg lạc khô.
Dự án cũng đã hỗ trợ 5 máy cày (với tống trị giá gần 2 tỷ đồng) cho các hợp tác xã trong vùng j]ơngr lợi để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp. Đồng thời đào tạo nghề vận hành máy cơ khí nông nghiệp cho 27 nông dân để phục vụ cho việc cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tại các địa phương.
Phỏng vấn ông Nguyễn Sơn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình)
“Họ đã đến xã Trường Sơn với mục tiêu là ký kết giữa doanh nghiệp và người dân trong bao tiêu sản phẩm hàng năm, tiêu thụ sản phẩm cho bà con, giúp bà con vượt qua khó khăn, đây cũng là điểm mới, điểm sáng nhất trong thời gian tới”
Không chỉ triển khai tại xã Trường Sơn, hiện Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” được triển khai tại 12 xã miền núi khó hăn thuộc 4 huyện Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy của tỉnh Quảng Bình. Dự án nhằm cải thiện sinh kế cho những cộng đồng dân cư sống tại vùng đệm của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, thông qua thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thân thiện kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học.
Phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Phong, Đại diện đơn vị triển khai Dự án “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” tại Quảng Bình:
Canh tác lạc đỏ cũng là một canh tác mới nhằm thay đổi cơ cấu cây trồng, giảm thiểu rủi ro, sâu bệnh hại trong cây trồng. Khi chúng tôi hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng các chuyên gia của chúng tôi cũng hướng dẫn, đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho bà con về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc.
Trong tương lai, dự án cũng sẽ khuyến khích phát triển chuỗi giá trị thân thiện với rừng và đa dạng sinh học cho các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, nông nghiệp có giá trị cao, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng và đào tạo kỹ năng, tìm cơ hội việc làm cho người dân địa phương.