Chuyển đổi diện tích đất lúa thiếu nước sang ngô biến đổi gen có giá trị kinh tế, tránh bỏ phí đất sản xuất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
CHUYỂN ĐỔI ĐẤT LÚA THIẾU NƯỚC SANG TRỒNG NGÔ SINH KHỐI LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Việc chủ động chuyển đổi diện tích đất lúa thiếu nước sang cây trồng cạn có giá trị kinh tế có thể nói là giải pháp đón đầu hợp lý mang lại giá trị kinh tế cao, tránh tình trạng bỏ phí đất sản xuất hoặc canh tác kém hiệu quả do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Vụ Hè Thu 2023, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã triển khai mô hình chuyển đổi sản xuất trên chân đất trồng lúa không chủ động nước tưới, đất kém hiệu quả, năng suất thấp bằng mô hình trồng ngô sinh khối liên kết tiêu thụ sản phẩm. Mô hình được triển khai tại thôn xã Linh Hải và xã Gio Châu huyện Gio Linh với tổng diện tích 8,5 ha. Sử dụng giống ngô biến đổi gen ĐK6919S có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp gieo trồng trên đất Lúa thiếu nước trong vụ Hè Thu. Trong quá trình triển khai trung tâm sẽ hỗ trợ 50% giống và vật tư phân bón, cán bộ kỹ thuật luôn bám sát để đạt kết quả cao.
Đối với diện tích đất trồng lúa trên địa bàn xã là 126,59ha, đến với vụ Hè thu này diện tích đất trồng lúa thiếu nước rất nhiều trên 50 ha ủy ban xã đã tuyên truyền vận động bà con nhân dân đã chuyển đổi mô hình cây trồng mới đặc biệt ở đây hổ trợ của khuyến nông tỉnh và huyện hổ trợ cho địa phương mô hình trồng ngô sinh khối trên địa bàn 3,3 ha. Địa phương với mong muốn mô hình này phát triển tốt để nhân rộng ra địa bàn các thôn lân cận để bà con tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế.
Mô hình triển khai ngoài việc tiết kiệm nguồn nước tưới, đây còn là giải pháp hợp lý tránh tình trạng bỏ phí đất sản xuất, đất kém hiệu quả hoặc canh tác kém hiệu quả. Quá trình thực hiện mô hình nhận được sự chỉ đạo sát sao của Trung tâm Khuyến nông, chính quyền địa phương, sự hưởng ứng tích cực của người dân.
Diện tích đất này mấy năm tê toàn bỏ hoang hết, không biết làm chi cả, chừ hôm ni khuyến nông khuyến lâm của tỉnh và dưới xã lên cũng có mô hình tròng bắp sinh khối. Cho nên chúng tôi cũng nhiệt tình động viên chị em cố gắng để làm mô hình đầu tiên. Trước là cho chị em hưởng. cái thứ 2 nữa là xã và phụ nữ làm cái điển hình để vụ ni thắng lợi là có vụ sau tiếp
Mô hình mở ra hướng sản xuất thức ăn phát triển chăn nuôi, đồng thời tạo bước đột phá mới trong cơ cấu giống cây trồng, phù hợp với đất đai, khí hậu, mùa vụ, làm tăng hệ số sử dụng đất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chuỗi sản xuất nông nghiệp tại địa phương.