So với sạ truyền thống, máy sạ cụm giúp nông dân tiết kiệm được từ 100 - 150kg/ha lúa giống và hàng triệu đồng tiền phân bón, thuốc trừ sâu,...
Ứng dụng máy sạ cụm giúp nông dân tiết kiệm cả tạ lúa giống
Nhằm chuyển giao tiến bộ kỷ thuật mới trong gieo cấy lúa, vụ Đông Xuân 2022-2023. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Sài Gòn Kim Đồng triển khai mô hình thử nghiệm máy sạ cụm trên diện tích 1 ha tại HTX Tiên Mỹ, xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh.
Mô hình ứng dụng thiết bị gieo hạt theo cụm trong sản xuất lúa nhằm tăng năng suất lao động, giảm lượng hạt giống gieo, nếu sạ truyền thống, lượng giống từ 150 – 200kg/ha, còn sạ hàng thì khoảng 80kg/ha, nhưng đối với mô hình sạ cụm thì chỉ mất khoảng 50kg/ha lúa giống. Hiện nay, lực lượng lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng khan hiếm, vì vậy việc ứng dụng máy sạ cụm rất thuận tiện, vừa tiết kiệm được lúa giống, rút ngắn thời gian gieo, giảm chi phí nhân công. Sạ cụm có khoảng cách hàng với nhau, do đó tiết kiệm được vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu. Đặc biệt là giảm được tình trạng lúa đổ ngã khi gặp gió, mưa lớn. máy sạ cụm
p/v Ông VÕ VĂN LONG: Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Linh
Vụ sản xuất Đông Xuân năm 2023 Xã Vĩnh Lâm gieo cấy 671ha, trong đó diện tích làm lúa hữu cơ và theo hướng hữu cơ là 43ha, đặc biệt được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông tỉnh và huyện Vĩnh Linh đã hỗ trợ 1ha sử dụng máy sạ cụm, bước đầu qua theo dõi thấy hiệu quả, hiệu quả ở đây, tiết kiệm được nhân công lao động hơn truyền thống từ trước đến nay, và lại thứ 2 nữa sau này chúng ta xây dựng cánh đồng mẫu lớn tích tụ ruộng đất thì phải nói rằng mày này rất thích hợp cho mô hình xây dựng cánh đồng mẫu lớn và tích tụ ruộng đất cho bà con.
p/v Ông NGÔ VĂN ĐÂY: chuyên gia tư vấn Nông nghiệp, nguyên Phó Văn phòng Nam Bộ - Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia
So với lúa cấy thì lúa sạ cụm chúng ta cũng có thể nói là lúa cấy, nhưng cấy từ giai đoạn hạt giống mới nãy mầm, về sinh lý cây trồng thì nó tốt hơn lúa cấy. Vì vây bên cạnh vấn đề giảm giống, giảm phân như máy cấy thì hiệu quả kinh tế cao hơn máy cấy trên dưới 3 triệu đồng, vì 1ha lúa sạ cụm kể cả giống và công chỉ có 2 triệu đồng, trong khi 1 ha lúa cấy cả giống và công 6-8 triệu đồng. Ba yêu cầu bà con phải thực hiện một cách nghiêm ngặt, làm đất thật bằng, xử lý cỏ, xữ lý ốc bưu vàng thật triệt để, thứ 2 giống là phải dùng giống cấp xác nhận trở lên, sức khỏe hạt giống tốt, tỷ lệ nảy mầm cao và yêu câu thứ 3 là phải bón phân sớm, bón phân tập trung cho 2 lần đầu: một là lót, hai là bón thúc đẻ nhánh lần đầu, tại vì chúng ta sạ thưa mà chúng ta bón muộn thì lúa sẽ không đẻ nhánh kịp thời sau này ruộng lúa không có bông hoặc bông ngắn, đó là 3 yêu cầu cơ bản, còn các yêu cầu khác thì cơ bản giống nhau.
Thông qua mô hình giúp hộ dân tiếp nhận kỹ thuật được chuyển giao, nâng cao năng lực, trình độ thâm canh cho nông dân, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, góp phần giới thiệu cho bà con nông dân về việc tăng cường ứng dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng, giảm công lao động, nhẹ công chăm sóc lúa trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, giảm lượng giống gieo sạ, tăng năng suất, chất lượng lúa khi áp dụng máy sạ lúa theo cụm, cũng như đa dạng hóa các phương pháp gieo hạt tại địa phương, góp phần tăng thu nhập cho nông dân trên cùng diện tích.