Việt Nam chi hơn 2 tỷ USD nhập khẩu thủy sản. Giá khoai lang tăng, nông dân Vĩnh Long xuống giống trở lại. Hà Nội dẫn đầu cả nước về tổng đàn gia cầm
VIỆT NAM CHI HƠN 2 TỶ USD NHẬP KHẨU THỦY SẢN
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam chi 2,04 tỉ USD để nhập khẩu thuỷ sản nhập khẩu thủy sản, tăng 36,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng tháng 9 vừa qua, kim ngạch nhập khẩu đạt gần 200 triệu USD, tăng 44,5% so với cùng kỳ.9 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu thuỷ sản nhiều nhất từ Ấn Độ khi đã chi khoảng 279 triệu đô la Mỹ, tăng 13% so với cùng kỳ; Indonesia là thị trường lớn thứ hai, đạt gần 199 triệu đô la Mỹ, tăng 87,8%; theo sau là nhập khẩu thủy sản Na Uy với kim ngạch gần 183 triệu đô la Mỹ, tăng 6%.Ngoài ra, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga… cũng là những thị trường cung cấp thuỷ sản lớn cho Việt Nam với kim ngạch vượt mức 100 triệu USD.
GIÁ KHOAI LANG TĂNG, NÔNG DÂN VĨNH LONG XUỐNG GIỐNG TRỞ LẠI
Sau đợt rớt giá kỷ lục vào tháng 6 năm nay, hiện giá khoai lang ở tỉnh Vĩnh Long đã bắt đầu tăng trở lại và đang ở mức cao, trong đó khoai lang tím - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh đang có giá 8.000 đồng/kg.Tại huyện Bình Tân địa phương tập trung phần lớn diện tích trồng khoai lang tím, bà con nông dân đã bắt đầu rục rịch xuống giống trở lại do tìm được đầu mối tiêu thụ, cũng như chờ đợi thị trường xuất khẩu chính ngạch từ phía Trung Quốc. Một số doanh nghiệp chuyên thu mua khoai lang xuất khẩu trên địa bàn huyện cho biết, thời gian qua tuy giá khoai xuống thấp những doanh nghiệp vẫn đảm bảo nguồn hàng để phục vụ xuất khẩu đến một số quốc gia như: Malaysia, Singapore, Thái Lan… đây là những thị trường dễ tính, ổn định và không yêu cầu kỹ thuật cao.
HÀ NỘI DẪN ĐẦU CẢ NƯỚC VỀ TỔNG ĐÀN GIA CẦM
Thông tin từ Sở NN-PTNT Hà Nội, Thủ đô luôn đứng tốp đầu cả nước về tổng đàn và chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Cùng với đó là nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao được ứng dụng trong thực tiễn sản xuất.Toàn thành phố có tổng đàn gia cầm 40,1 triệu con nhiều nhất trong số các tỉnh/thành cả nước, 1,41 triệu con lợn, đứng thứ hai cả nước, cùng với trên 130 nghìn con bò dẫn đầu khu vực đồng bằng song Hồng. Giá trị sản xuất chăn nuôi đạt trên 50% tỷ trọng nông nghiệp.Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: “Sau nhiều năm tập trung cải tạo giống bò, nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao đã được đưa vào thực tiễn sản xuất, giúp người chăn nuôi trên địa bàn thành phố có lợi nhuận và thu nhập ổn định.
GIA LAI MỞ RỘNG DIỆN TÍCH CHANH DÂY ĐẾN 30.000HA VÀO NĂM 2025
Đứng đầu cả nước về diện tích cây chanh dây, tỉnh Gia Lai hiện có gần 4.500ha chanh dây giống thuần, năng suất bình quân khoảng 36,2 tấn/ha, sản lượng gần 110.000 tấn/năm.Dự kiến đến năm 2025, tỉnh Gia Lai sẽ mở rộng diện tích chanh dây đến 20.000ha, năm 2030 sẽ khoảng 30.000ha để đảm bảo nguồn cung ứng chanh dây cho thị trường trong nước và xuất khẩu.Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 25 cơ sở, có công suất thiết kế đảm bảo sơ chế, chế biến, bảo quản từ 150.000-160.000 tấn nguyên liệu trái cây/năm.Về cơ sở chế biến, riêng Nhà máy chế biến rau quả của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao - Chi nhánh Gia Lai chế biến sâu sản phẩm chanh dây với công nghệ, thiết bị hiện đại, công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm.