Vườn quốc gia với hệ sinh thái rừng quan trọng, là nơi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen đa dạng sinh học phong phú, quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung nên có thể ví các vườn quốc gia chính là cái nôi bảo tồn đa dạng sinh học, vùng 'vàng xanh' của mỗi một đất nước.
Vườn quốc gia: Cái nôi bảo tồn 'vùng vàng xanh' của đất nước
Vườn quốc gia với hệ sinh thái rừng quan trọng, là nơi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen đa dạng sinh học phong phú, quý hiếm, đặc hữu của Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung nên có thể ví các vườn quốc gia chính là cái nôi bảo tồn đa dạng sinh học, vùng vàng xanh của mỗi một đất nước.
Chính vì vậy, hiện nay ngoài việc bảo tồn, cứu hộ các loài động vật hoang dã quý hiếm, các vườn quốc gia đã đưa ra nhiều chương trình mới, sáng tạo để góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học.
Những cá thể động vật hoang dã này là tang vật của 1 vụ vận chuyển trái phép động vật hoang dã cách đây 4 tháng tại Bình Phước và hiện đã được bàn giao cho Ban Quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập chăm sóc, bảo vệ theo quy định.
Và nơi đây cũng chính là mái nhà của hàng nghìn cá thể nguy cấp, thậm chí là rất nguy cấp trước khi chúng được trở về tự nhiên
Ông Trần Văn Trưởng – Phó Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, VQG Bù Gia Mập: Sau khi về khu bảo tồn phân loại, chia khu vực… luyện tập bản năng sinh tồn…
Không chỉ vườn quốc gia Bù Gia Mập, 33 vườn quốc gia khác trên toàn quốc với các hệ sinh thái đa dạng cũng là nơi lưu giữ, bảo tồn nguồn gen quan trọng không chỉ cho Việt Nam mà có ý nghĩa quan trọng trên toàn cầu. Vì thế, suốt thời gian qua, các vườn quốc gia ngoài việc tiếp tục bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái rừng đặc trưng, tổ chức thực hiện tốt hoạt động bảo tồn, cứu hộ nuôi dưỡng, tái thả động vật hoang dã thì phát triển nhiều sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn động vật hoang dã, mang tính giáo dục môi trường cao.
(Hiện góc màn hình: Tour ngắm thú đêm ở VQG Cát Tiên + hình ảnh trải nghiệm)
Ông Bùi Quốc Vị - Hướng dẫn viên VQG Cát Tiêntour phải giữ trật tự rất nhiều, thậm chí phải đi xem vào những khung h quy định, vd khung giơ kết thúc trước 22h đêm, thời gian còn lại để chúng nghỉ ngơi. Đb chúng ta có thể quan sát được bởi nhiều lý do, nhất là ở Cát Tiên có sông ĐỒng Nai bao bọc xq, đây là hàng rào đc xem là rất tự nhiên, yếu tố nữa là chúng ta k có người dân sinh sống trong rừng - khác VQG khác. Nếu người dân ở trong rừng họ sẽ săn bắt - ảnh hưởng. Một điều nữa là CT bảo tồn lâu dài hệ sinh thái tự nhiên, k có sự săn bắt đuổi bắn nó nên chúng ta có thể quan sát nó rất bt trong mtr tự nhiên.
Chị Nguyễn Thùy Ngân - Du khách
ở ngoài tp thì khói bụi ô nhiễm, đến đây thì không khí trong lành, đc quan sát thú ban đêm.... cảm thấy may mắn khi các em ấy đc sống đc môi trường như vậy
(Hiện góc màn hình: Tour “Về nhà” ở VQG Cúc Phương + hình ảnh trám)
Phỏng vấn: Em thấy xúc động khi dần dần quay trở về môi trường đáng nhẽ được ở ngay từ đầu
Ông Nguyễn Văn Chính - Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương:Với phương châm tự làm trong định hướng đề án phát triển du lịch sinh thái của Cúc Phương chúng tôi sẽ khai thác sâu hơn những tour tuyến và chủ yếu là mang đậm trách nhiệm với môi trường của du khách để từng du khách đến đây vừa được trải nghiệm, kể chuyện và truyền tải thông điệp và tạo được cảm xúc thực hiện sứ mệnh bảo tồn cùng đồng hành với Vườn quốc gia Cúc Phương trong nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.
(Hiện góc màn hình: Tour du lịch ngắm voi ở VQG Yok Đôn+ hình ảnh trám)
Ông YLƯ Ê BAN - Nài Voi
Nó thay đổi rất nhiều. Sống ở đây sống khỏe, ăn tự do và sống thoải mái hơn.
Hiện, Việt Nam đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng về mức độ đa dạng sinh học trên thế giới và là một trong 3 quốc gia Đông Nam Á được đánh giá cao về mức độ đa dạng sinh học. Cùng với sự chuyển mình của các vườn quốc gia thì sự chung tay bảo tồn đa dạng sinh học của mỗi người sẽ góp phần lưu giữ giá trị quý giá của rừng xanh, hướng tới tương lai bền vững./.