Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu thịt. Việt Nam nhập khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp nhất từ Brazil. Hàng chục nghìn ha lúa và rau màu tại Quảng Nam hư hại do mưa lũ. Giá chào bán gạo xuất khẩu tăng 2 USD/tấn
XÂY DỰNG VÙNG CHĂN NUÔI AN TOÀN DỊCH BỆNH PHỤC VỤ XUẤT KHẨU THỊT
Để đáp ứng tốt yêu cầu về an toàn dịch bênh của thị trường xuất khẩu thịt, mới đây, Bộ NN&PTNT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án ưu tiên về vùng an toàn dịch bệnh giai đoạn 2022 – 2030. Trong đó, tập trung xây dựng thành công các chuỗi, vùng chăn nuôi ATDB theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới - OIE tại vùng Đông Nam Bộ. Từ đó, nhân rộng mô hình, vận dụng xây dựng các vùng ATDB tại các địa phương khác trên phạm vi cả nước.Theo yêu cầu của OIE, một trong những điều kiện tiên quyết để xuất khẩu thịt sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản,... là phải xây dựng được vùng chăn nuôi ATDB. Trong khi đó, việc triển khai vùng ATDB ở nước ta còn khá khiếm tốn. Từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn cả nước mới có 3.705 lượt cơ sở, vùng chăn nuôi tại 52 tỉnh, TP được chứng nhận ATDB. ATDB – An toàn dịch bênh.
VIỆT NAM NHẬP KHẨU NHIỀU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP NHẤT TỪ BRAZIL
Theo Bộ NN – NNPTN, quý I/2022, Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản gần 9,8 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nhóm đầu vào sản xuất là trên 1,6 tỷ USD, giảm 2,3% nhưng nhập khẩu phân bón tăng 55,8%, thuốc bảo vệ thực vật tăng 17%.Đứng đầu là thị trường Brazil xuất khẩu sang Việt Nam đạt 846 triệu USD, chiếm 8,6% thị phần, trong đó, mặt hàng bông các loại, lúa mì, ngô,…Tiếp theo là Campuchia đạt khoảng 738,4 triệu USD, chiếm 7,5% thị phần, trong đó, mặt hàng cao su chiếm khoảng 81% giá trị xuất khẩu.Giới chuyên gia nhận định, Việt Nam sẽ chuyển hướng sang nhập khẩu nhóm đầu vào sản xuất nông nghiệp từ các quốc gia Nam Mỹ, thay cho các nguồn cung truyền thống, vốn đang bị ảnh hưởng bởi căng thẳng Nga – Ukranie.
HÀNG CHỤC NGHÌN HA LÚA VÀ RAU MÀU TẠI QUẢNG NAM HƯ HẠI DO MƯA LŨ
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam đến sáng nay, trên địa bàn tỉnh có gần 20.000ha lúa, rau màu các loại bị ngã ngập, chưa đánh giá được mức độ thiệt hại. Trong đó có khoảng 14.300 ha lúa bị đổ ngã, ngập; 5.500ha rau màu các loại bị ngập; 100.000 cây cảnh và hoa bị ảnh hưởng.Mưa lớn trên diện rộng đúng vào thời điểm nhiều diện tích cây trồng mới xuống giống đã gây ảnh hưởng lớn cho bà con nông dân.Dự báo trong 24 - 48 giờ tới, tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa các địa phương vùng đồng bằng ven biển và vùng núi phía nam phổ biến từ 80 - 150mm, có nơi trên 200mm.
GIÁ CHÀO BÁN GẠO XUẤT KHẨU TĂNG 2 USD/TẤN
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam vừa được điều chỉnh tăng 2 USD/tấn đối với gạo 5% và 25% tấm. Theo đó, gạo 5% tấm được giao dịch ở ngưỡng 415 USD/tấn; gạo 25% tấm tăng lên mức 395 USD/tấn. Còn gạo Jasmine ổn định ở mức 513 – 517 USD/tấn; gạo 100% tấm là 338 USD/tấn.Trong khi đó, giá lúa gạo hôm nay tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đi ngang sau phiên điều chỉnh giảm.