Trước thực trạng giá sầu riêng tăng cao trong khi chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ, liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa nông dân và doanh nghiệp thiếu bền vững, các cơ quan của Bộ NN-PTNT và địa phương đã đưa ra khuyến cáo và giải pháp để ổn định sản xuất, phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng.
“Cò” đất chuyển thành cò sầu riêng, đặt cọc với giá “trên trời”...Nông dân chạy theo lợi nhuận bội ước hợp đồng...Doanh nghiệp “ngậm trái đắng” vì bỏ tiền đầu tư cho vùng trồng nhưng lại không thể thu mua sản phẩm theo giá thỏa thuận đặt cọc từ trước. Nghịch lý trớ trêu đó đang tồn tại ở các tỉnh Tây Nguyên – vựa sầu riêng lớn nhất cả nước. Kéo theo đó là vô vàn hệ lụy cho sự phát triển của ngành hàng mới nổi trị giá tỷ đô này.
Mỗi công sầu riêng xuất khẩu, dù biết trước là doanh nghiệp sẽ lỗ hàng trăm triệu đồng. Nhưng, ông .........., Giám đốc Công ty (A) vẫn phải đóng hàng để thực hiện cam kết theo hợp đồng với đối tác. Trước đó, Công ty thông qua Hợp tác xã (B) để liên kết, xây dựng mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu và bao tiêu sản phẩm với các chủ vườn trồng sầu riêng ở xã ...., với diện tích ......... ha.
Chưa năm nào giá sầu riêng tại Đăk Lăk lại bị “thổi” tăng bất thường như vậy. Do đó, doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu sầu riêng bị mắc kẹt ở cả đầu vào và đầu ra.
Giá sầu riêng tăng là niềm vui của người nông dân, nhưng tăng đến mức chóng mặt thì lại là nguy cơ lớn đối với cả ngành hàng. Doanh nghiệp mất niềm tin. Hợp tác xã mất chữ tín. Và chắc chắn, các nhà nhập khẩu sẽ đánh giá nguồn cung sầu riêng của Việt Nam thiếu ổn định, thiếu minh bạch và nhiều rủi ro.
Theo một số doanh nghiệp, thực tế khi người dân làm vườn tốt, mỗi kg sầu riêng chi phí đầu tư chưa đến 20.000 đồng/kg. Nếu như giá sầu riêng ổn định ở mức 50.000 đồng/kg thì bà con có thể yên tâm sản xuất, thu hoạch. So với năm ngoái thời điểm này chỉ có giá khoảng 40.000 đồng/kg, nhưng năm nay đã tăng lên gấp đôi.