Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai đã báo cáo và tham mưu cho Bộ NN-PTNT, về việc xử lý sự cố sạt lở đê tả sông Càn.
Tuyến đê tả sông Càn đoạn từ Km8+103 đến Km8+159 đoạn chạy qua xã Nga Điền, huyện Nga Sơn có chiều dài 55,7m bị sạt lở nghiêm trọng. Đây là tuyến đê cấp IV có nhiệm vụ ngăn lũ, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho người dân xã Nga Điền và các xã lân cận của huyện Nga Sơn.
Theo quan sát của phóng viên, toàn bộ mái đê, thân đê vừa được lu lèn, bị sạt lởsạt lở đê
mất một nửa và bị đẩy ra phía bờ sông. Mặt đê và thân đê - nơi tiếp giáp với vị trí sạt lở xuất hiện hàng trăm vết nứt chằng chịt, tiềm ẩn nguy cơ tiếp tục sạt lở nếu không được khắc phục kịp thời. Đặc biệt, có đoạn đê bị sạt lở sâu tới 3m tính từ mặt đê xuống chân đê.
Sự cố tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đời sống, sinh hoạt của hàng nghìn người dân ở các thôn 3,4,5,6 của xã Nga Điền.
Phỏng vấn bà Hoàng Thị Liên, người dân thôn 5, xã Nga Điền, huyện Nga Sơn: “Đây là khúc cua, nước xoáy vào đê nên dễ gây sạt lở. Có đợt nước lên mấp mé mái đê. Giờ đơn vị thi công đổ đất cao lên nên đỡ lo. Bây giờ chỉ trông cậy vào chính quyền nhanh chóng xử lý sạt lở đê, nếu không thì dân khổ lắm”.
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), sự việc xảy ra vào khoảng 17h ngày 16/4/2023. Sự cố đã gây ảnh hưởng đến quá trình thi công và chất lượng công trình. Rất may, thời điểm xảy ra sự cố không gây thiệt hại về người.
Tại hiện trường, lực lượng chức năng đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm, dựng rào chắn, cắt cử lực lượng túc trực tại hiện trường và nghiêm cấm người và phương tiện qua lại khu vực này.
Được biết, tuyến đê này đang được nâng cấp, nằm trong Dự án tu bổ, khắc phục trọng điểm xung yếu tuyến đê tả sông Càn đoạn do UBND huyện Nga Sơn làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công là Công ty Cổ phần xây dựng Vacic (địa chỉ tại TP. Thanh Hóa) với giá trúng thầu hơn 6,3 tỷ đồng. Chiều dài tuyến đê thi công hơn 400m.
“Ngay sau khi sự cố xảy ra, Sở NN-PTNT đã thành lập đoàn công tác để ghi nhận thực tế. Qua đánh giá sơ bộ, nguyên nhân của hiện tượng sạt lở là do nền đất yếu, không đảm bảo chịu tải thân đê. Để khắc phục sự cố trên, Sở đã tham mưu cho lãnh đạo tỉnh, tập trung đánh giá nguyên nhân, xử lý sự cố trong thời gian sớm nhất, đảm bảo an toàn cho người, phương tiện. Để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, Sở NN-PTNT tham mưu cho UBND tỉnh khẩn trương xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm, trong đó tập trung 2 kịch bản: Thứ nhất, nếu tiếp tục xảy ra sạt lở gây vỡ đê. Thứ 2 là nước tràn qua mái đê, để chuẩn bị phương án 4 tại chỗ tốt nhất, khắc phục tình huống có thể xảy ra”.
Trước đó, vào chiều ngày 18/4, sau khi đi thị sát tuyến đê, ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu huyện Nga Sơn phối hợp nhà thầu và các đơn vị liên quan thực hiện khoan địa chất, đánh giá nguyên nhân bước đầu.
Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu các đơn vị có liên quan trong thời gian 1 tuần phải xây dựng các phương án giải quyết, khắc phục tình trạng để bảo đảm an toàn, ổn định đời sống, sinh hoạt của người dân.
Liên quan tới sự việc này, mới đây, Cục quản lý đê điều và phòng chống thiên tai đã có văn bản báo cáo và tham mưu cho Bộ NN-PTNT về việc đề nghị tỉnh Thanh Hóa xử lý sự cố sạt lở đê sông Càn trên với các nội dung:
Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố, sẵn sàng vật tư, phương tiện, nhân lực để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh (nếu có ngay từ đầu và không để sự cố phát sinh thêm;
Xác định đoạn đê tả sông Càn khu vực xảy ra sự cố là trọng điểm đê xung yếu năm 2023, khẩn trương xây dựng, phê duyệt triển khai trên thực tế phương án bảo vệ trong điểm…