Trên cánh đồng lúa hữu cơ Mường Tấc, hình ảnh cá, tôm tung tăng bơi lội, chim trời về làm tổ. Niềm vui được nhân đôi khi sức khỏe và kinh tế được nâng cao.
Mùa Xuân về trên cánh đồng lúa hữu cơ Mường Tất
Trên cánh đồng lúa hữu cơ Mường Tất, hình ảnh cá, tôm tung tăng bơi lội, chim trời về làm tổ. Niềm vui được nhân đôi khi sức khỏe và kinh tế được nâng cao.
Cánh đồng Mường Tật, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La có diện tích hơn 1.600ha, và được ví như “cánh đồng 5 tấn” của tỉnh Thái Bình thuở nào, nơi đây là vựa lúa chính của tỉnh Sơn La.
Câu truyền miệng “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người dân với ngụ ý nói về 4 cánh đồng trồng lúa lớn sản xuất ra những loại gạo ngon nổi tiếng của các tỉnh miền núi Tây Bắc. Nơi đây, nổi tiếng với các loại gạo hữu cơ dẻo ngọt, thơm ngon.
Đến Mường Tấc vào những ngày giáp Tết Nguyên đán, nông dân đang hối hả với ruộng đồng chuẩn bị cho vụ đông xuân 2024.
Sau 5 năm triển khai phong trào sản xuất lúa hữu cơ, bà con nơi đây đã phấn khởi hơn trước. Bởi đã lâu lắm rồi người nông dân ra đồng mới được thấy cảnh cá, tôm tung tăng bơi lội, chim trời về làm tổ trên ruộng đồng.
Phỏng vấn.
Bà ĐINH THỊ LÊ
Xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Không dùng thuốc phun diệt cỏ, cho nên là bây giờ Ruộng thì nó có nhiều con cá con cua con ốc thì bây giờ nó cũng xuất hiện lại như ngày xưa thì phải hay dùng thuốc diệt cỏ thì những không có con cá không có con tôm như từ ngày bỏ đi thì bây giờ thì thấy tôm cua cá bắt đầu xuất hiện nhiều thế nên nhân dân cũng thấy phấn khởi.
Đó là những hiệu quả thiết thực của phong trào sản xuất lúa hữu cơ mang lại cho cánh đồng Mường Tấc hôm nay. Ít ai nghĩ rằng hơn 5 năm về trước, những tiềm năng về thổ nhưỡng, khí hậu của vùng đất này chưa được người nông dân phát huy tối đa, việc canh tác sản xuất nông nghiệp của bà con vẫn phụ thuộc nhiều vào các loại phân bón, thuốc hóa học không rõ xuất xứ nguồn gốc và chất lượng.
Phỏng vấn.
Ông NGUYỄN BÁ TÚ
Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Phù Yên, Sơn La
Về cơ bản từ đầu vào và cái phòng trừ sâu, bệnh hại dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, điều này ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống thì ngoài cái hệ sinh thái nước ngọt thì chất lượng sản phẩm tồn dư độc hại trong sản phẩm nông nghiệp làm ra, đặc biệt là lúa hại và giao màu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân cũng như là cái môi trường sinh thái.
Với định hướng đúng đắn của địa phương, các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ liên tục được triển khai. Những cánh đồng lúa hữu cơ dần thay thế toàn bộ ruộng nương truyền thống. Khái niệm nông nghiệp hữu cơ cũng trở nên quen thuộc hơn với bà con trong bản.
Phỏng vấn.
Bà BẠC CẦM THỊ XIÊNG
Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Yên, Sơn La
Ban đầu khi triển khai thì bà con cũng rất là băn khoăn lo lắng, bởi vì là đang sử dụng vô cơ mà chuyển sang hữu cơ thì nó có cái sự về mặt kỹ thuật, bà con cũng phải sự có sự thay đổi và khi mà bón ban đầu bón hữu cơ ở những vụ đầu thì nó cũng chậm hơn so với lại bón vô cơ, nên là bà con cũng băn khoăn vì sợ ảnh hưởng đến năng suất cũng như là sản lượng.
Phỏng vấn.
Bà ĐINH THỊ THU HÀ
Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Trước khi thấy khó khăn đó, Chúng tôi đã hướng dẫn các cơ quan chuyên môn phải làm tốt công tác tuyên truyền xuống trực tiếp với người dân hướng dẫn về kỹ thuật tận tay chỉ việc và đặc biệt là làm việc với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất các loại phân bón hữu cơ mà có hiệu quả tốt chất lượng tốt để giới thiệu cho người dân qua đó thì là cái việc liên quan chuỗi.
Phỏng vấn.
Ông ĐINH VĂN CHƯỚNG
Xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Đầu tiên là mình làm đất để cho nó tơi, hai nữa là bây giờ được cái là mình gieo mạ để cấy xong là mình phải chọn hữu cơ nó sạch, nó đảm bảo cho sức khỏe con người. Từ lúc làm hữu cơ này thì là đảm bảo sâu bệnh thì nó ít và thóc lúa cũng ngon đảm bảo sức khỏe cho con người, không phun thuốc trừ sâu nhiều gây ô nhiễm thì nó cũng đỡ hơn ngày xưa nhiều, đi làm nó không ngứa ngáy chân tay.
Với sự quyết tâm, kiên trì của người nông dân, chỉ sau 5 năm cánh đồng Mường Tấc đã bước sang một trang mới. Hơn 500 ha ruộng lúa hữu cơ và hướng hữu cơ không có bất kỳ dấu hiệu nào của những sản phẩm hóa học trong sản xuất. Nguồn đất, nguồn nước được gìn giữ trong lành tuyệt đối. Hệ sinh thái ruộng đồng được phục hồi. Vệ sinh cảnh quan môi trường, sức khỏe và đời sống của bà con đều được nâng cao.
Bà ĐINH THỊ LÊ
Xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Cánh đồng lúa ruộng nó mềm hơn cây lúa thì nó cứng cáp hơn, đỡ sâu bệnh hơn, ăn thì nó ngon và ngọt hơn đảm bảo cho sức khỏe. Cô thấy phấn khởi lắm, cứ phát huy được như thế này thì tốt cho con cháu sau này, sẽ có sức khỏe tốt ra ruộng thì mình sẽ được bắt cá, bắt được tôm.
Đến hết 2023, huyện Phù Yên hiện có 130 ha trồng lúa được cấp giấy chứng nhận sản xuất hữu cơ. Sản phẩm gạo Phù Yên đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ, những loại gạo như Đài Thơm 8, BC15 và J02.
Phỏng vấn.
Bà BẠC CẦM THỊ XIÊNG
Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Yên, Sơn La
Cái vi sinh vật có lợi trong đất như tôm cá cua rồi là đã có những cái phát triển và rất là tốt, có nhiều môi trường sinh thái tốt tôm cá tôm phát triển chim cũng đã về làm tổ, cảm thấy môi trường rất là thân thiện sạch sẽ.
Phỏng vấn.
Ông NGUYỄN BÁ TÚ
Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Phù Yên, Sơn La
Bản thân tôi thấy rất là phấn khởi và coi đó là một trong những cái vấn đề mà đã đem lại cái sản phẩm sạch và đem lại cái môi trường sạch và giúp cho nhân dân có cái môi trường sống ngày càng tốt hơn.
Đến nay, giá trị và thương hiệu sản phẩm gạo đang từng bước được khẳng định, tạo sức lan tỏa sâu rộng, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của nhân dân các xã vùng trọng điểm về trồng lúa hữu cơ trong huyện.
Phỏng vấn.
Bà ĐINH THỊ THU HÀ
Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
Năm 2024 này sẽ là năm thứ sáu để triển khai mô hình nuôi hữu cơ trên cánh đồng Mường Tất. Khi nhìn thấy thành quả thay đổi, khi thấy môi trường thay đổi thì chúng tôi rất là vui và sẽ tiếp tục để duy trì cái mô hình này.
Hôm nay, mùa Xuân về một môi trường cảnh quan xanh, một hệ sinh thái ruộng đồng đa dạng, phong phú, một nền nông nghiệp hữu cơ với vai trò nguồn sinh kế bền vững - là niềm tự hào của bà con Phù Yên giữa thung lũng núi rừng Tây Bắc bạt ngàn.