| Hotline: 0983.970.780

Viêm tai giữa nguy hiểm không?

Thứ Năm 18/05/2017 , 13:14 (GMT+7)

Chúng ta nghe được nhờ cấu tạo đặc biệt của tai. Vành tai để hứng âm thanh. Các đường cong và xoắn của loa tai tiếp nhận âm thanh vào ống tai. 

Âm thanh vào tới tai sẽ tăng lên bởi chức năng cộng hưởng của ống tai. Ống tai kéo dài tới tận màng nhĩ. Màng nhĩ mỏng như giấy nhưng rất chắc. Màng nhĩ có ba lớp, hai lớp ngoài kết hợp với nhau tạo thành cấu tạo đặc biệt không dễ bị rách dưới áp lực của nước, không khí.

12-11-59_cu-truc-ti-nguoi
Cấu trúc tai người

Lớp trong cùng là màng nhầy nằm ở khoang tai giữa. Vòng hình khuyên giữ màng nhĩ cố định giữa tai ngoài và tai giữa. Sự rung động của âm thanh được tăng dần bởi vành tai và được cộng hưởng của ống ta sẽ làm rung động màng nhĩ. Màng nhĩ được gắn với xương búa ở tai giữa. Đầu xương búa khớp với xương đe.

Đáy xương đe và đầu xương bàn đạp tạo thành khớp đe-đạp. Ba xương này là những xương nhỏ nhất trong hệ xương của người. Hệ thống này giúp năng lượng âm truyền từ màng nhĩ tới cửa sổ bầu dục. Chuỗi xương nhỏ này như một đòn bẩy làm tăng áp suất âm thanh. Còn có cửa sổ tròn phân cách tai giữa và tai trong. Mũi hầu đưa không khí bên ngoài vào tai giữa thông qua vòi nhĩ.

Sóng âm thanh đi vào làm rung màng nhĩ và chuyển rung động này đến ba xương nói trên. Các xương này sẽ khuếch đại các giao động âm thanh và chuyển vào tai trong. Tai trong có hình dáng giống con ốc sên và chứa dịch, được gọi là ốc tai. Một màn đàn hồi gọi là màn đáy chia ốc tai thành phần trên và phần dưới. Giao động âm thanh làm cho dịch trong ốc tai gợn sóng và chuyển động dọc theo màng đáy.

Các tế bào lông là các tế bào thần kinh nằm trên màng đáy. Cấu trúc đầy lông này đập lên trên màng nằm ngoài và nghiêng sang một bên. Khi đó một số hoá chất xuất hiện và tạo nên tín hiệu điện. Thần kinh thính giác mang những tín hiệu điện này đến não và tại não các tín hiệu này dịch thành âm thanh mà ta nghe và hiểu được.

Cả một hệ thống thính giác tinh xảo như vậy sẽ bị thương tổn khi bị viêm tai giữa do nhiễm khuẩn. Việc này thường xảy ra khi cảm cúm hay bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa qua vòi nhĩ. Vòi nhĩ bị tắc nghẽn làm dịch bên trong không thoát ra được và sinh mủ. Áp lực của mủ gây đau tai và trong trường hợp ác tính có thể gây điếc (!).

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ điều trị bằng thuốc kháng sinh và khi cần thiết sẽ rạch màng nhĩ để làm thoát dịch nhầy. Sau đó một ống nhỏ sẽ được đặt tạm thời vào chỗ rạch. Ống này làm thông hơi và sau đó sẽ tự rơi ra hoặc được lấy ra sau vài tháng, để lại một lỗ thủng nhỏ. Thông thường lỗ đó sẽ tự lành. Khi bị nhiễm khuẩn tái đi tái lại thì lỗ thủng có thể không tự lành và gây ra giảm khả năng nghe.

Viêm tai giữa mạn tính có thể gây giảm thính lực vĩnh viễn. Nếu được điều trị kịp thời các bác sĩ chuyên khoa có thể điều trị bằng cách vá màng nhĩ, thay thế xương bị thương tổn bằng vật liệu nhân tạo…

Dấu hiệu đặc trưng của viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là soi thấy màng nhĩ đỏ, căng phồng, chảy mủ, đau tai. Viêm tai giữa cấp ở trẻ em thường xuất hiện đồng thời hay ngay sau viêm nhiễm cấp ở mũi họng. Phòng tránh viêm tai giữa trẻ em chủ yếu là phòng tránh các viêm nhiễm đường hô hấp trên. Hiện nay điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ chủ yếu bằng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng histamin toàn thân.

Xem thêm
Sàng lọc ung thư thực quản bằng bọt biển

Trong vòng 3 năm tới, những người bị ợ nóng sẽ được xét nghiệm lâm sàng ung thư thực quản thông qua một xét nghiệm kéo dài khoảng 10 phút.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát đường huyết

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì chế độ ăn uống phù hợp là điều cần được chú trọng.

Chữa đau đầu bằng ngải cứu nhanh chóng, hiệu quả

Ngải cứu được biết đến với khả năng xoa dịu cơn đau thần kinh, thúc đẩy tinh thần tỉnh táo, giảm mệt mỏi, và cải thiện lưu thông máu đến não.