| Hotline: 0983.970.780

Viện lúa như một 'thánh đường trồng lúa', Viện Cây ăn quả phải đa chức năng

Thứ Bảy 08/05/2021 , 22:20 (GMT+7)

Viện Lúa ĐBSCL là nơi tìm đến như một 'thánh đường trồng lúa', Viện Cây ăn quả miền Nam phải đa chức năng. Đó là gợi mở của Bộ trưởng với 2 Viện trên.

Ngày 8/5, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Viện Lúa ĐBSCL và Viện Cây ăn quả miền Nam.

Viện Lúa ĐBSCL

TS Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL báo cáo hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật giai đoạn 2016-2020 và định hướng nghiên cứu thời gian tới của Viện với Bộ trưởng và đoàn công tác.

Theo đó, hàng năm hoạt động nghiên cứu và chọn tạo giống lúa của Viện Lúa ĐBSCL nhằm chuyển giao các giống lúa đưa vào sản xuất cho nông dân. Hiện nay, diện tích gieo trồng các giống lúa do Viện Lúa ĐBSCL chọn tạo chiếm 70-80% diện tích gieo trồng ở vùng ĐBSCL.

Cánh đồng thực hiện theo quy trình canh tác lúa tiên tiến do Viện lúa ĐBSCL thực hiện ở Sóc Trăng. Ảnh: HĐ.

Cánh đồng thực hiện theo quy trình canh tác lúa tiên tiến do Viện lúa ĐBSCL thực hiện ở Sóc Trăng. Ảnh: .

Cụ thể, bộ giống lúa chủ lực trong vùng như OM5451 chiếm đến 600.000 ha, OM6976 chiếm 200.000 ha, OM7347 chiếm 150.000 ha, OM4900 chiếm 120.000 ha và giống lúa mới OM18 chiếm 100.000 ha.

Viện đã nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến để cải thiện chất lượng lúa gạo. Qua đó, đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và giảm chi phí sản xuất thông qua cơ giới hóa và giảm vật tư đầu vào. Viện đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trong sản xuất giống thương mại, chuyển giao công nghệ cho các địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Định hướng trong thời gian tới, TS Trần Ngọc Thạch đề xuất Bộ NN-PTNT cho phép Viện xây dựng chiến lược nghiên cứu dài hạn về cây lúa và hệ thống canh tác trên nền đất lúa, tăng kinh phí cho các nghiên cứu cơ bản.

Đồng thời, đề nghị đầu tư tại Viện phòng thí nghiệm công nghệ sinh học nông nghiệp thuộc đề án công nghệ sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030. Đầu tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị cho Viện.

Về thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu, Bộ tăng cường tập huấn để nâng cao nhận thức, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra bản quyền giống cây trồng đối với các doanh nghiệp kinh doanh giống, nhất là tình trạng giống không có bản quyền đang phổ biến hiện nay.

Sau khi nghe báo cáo, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng: Viện lúa cần xác định tầm nhìn, viễn cảnh và tư duy kinh tế, tư duy xã hội trong mục tiêu phát triển. Tư duy kinh tế xác định có thể là các đối tượng: Bộ đặt hàng Viện nghiên cứu khoa học về những gì xã hội đang cần. Các doanh nghiệp đặt hàng Viện do hiểu được thị trường đang cần.

Hiện đã có một số doanh nghiệp đã ngỏ ý đặt hàng, ý tưởng hợp tác liên kết với các cơ quan nghiên cứu của Bộ. Cùng với Viện Lúa ĐBSCL, còn có trường Đại học Cần Thơ, các Viện, trường, nhà khoa học nông nghiệp đầu ngành từ đó tạo sự lan tỏa mạnh mẽ hơn.

Viện Cây ăn quả miền Nam

Sau khi tham quan vườn ươm cây giống, nghe lãnh đạo Viện Cây ăn quả miền Nam báo cáo tình hình hoạt động của Viện, Bộ trưởng chia sẻ gợi mở về việc tham khảo mô hình đa chức năng để áp dụng cho phù hợp với hoạt động của Viện.

Viện tham gia vào chuỗi liên kết ngành hàng và chuỗi giá trị ngành hàng với vai trò chủ động và tích cực, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho người nông dân. Viện giới thiệu các giống cây, cách làm hiệu quả, tiên tiến ở các quốc gia có ngành nông nghiệp phát triển.

Bộ trưởng gợi ý cho cả hai Viện: Người lãnh đạo, tư duy lãnh đạo là tư duy mở. Người lãnh đạo không phải phân chia chiếc bánh ra mà vận dụng tư duy mở làm cho chiếc bánh lớn ra thêm.

"Chúng ta cần hình thành hệ sinh thái tạo nguồn lực, thu hút doanh nghiệp, 13 Sở NN-PTNT vùng ĐBSCL cùng với các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia liên kết tạo nguồn lực. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/CP và các nhà tài trợ quốc tế rất quan tâm đến vùng ĐBSCL", Bộ trưởng gợi mở.

Viễn cảnh tương lai với nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp 4.0. Viện Lúa ĐBSCL sẽ là nơi tìm đến như một “thánh đường trồng lúa”; là nơi kết nối nghiên cứu, khởi tạo, nghiên cứu đáp ứng theo thị hiếu, xu thế tiêu dùng. Viện lúa là nơi giao lưu hợp tác quốc tế, là nơi trình diễn mô hình với nông dân, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Bộ trưởng Lê Minh Hoan).

   

Xem thêm
Bình Phước sẽ là cực tăng trưởng vùng Đông Nam bộ

Đó là kỳ vọng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hậu Giang hưởng lợi lớn từ thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé

Hậu Giang Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé phục vụ hơn 384.120ha sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL, trong đó Hậu Giang là địa phương hưởng lợi lớn thứ hai với diện tích 48.500ha.

Trà Vinh sẽ vận hành 5 dự án năng lượng tái tạo vào năm 2030

Quy hoạch giai đoạn 2026 - 2030, các dự án sẽ được vận hành gồm điện mặt trời áp mái, điện rác, điện sinh khối, hướng đến giảm phát thải ròng bằng 0.