| Hotline: 0983.970.780

Viện Sử học lập được gia phả Lý Nam Đế

Thứ Sáu 16/11/2018 , 08:19 (GMT+7)

Bộ sách “Lịch sử Việt Nam phổ thông”, tập 2, “Từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến thế kỷ X”, do Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam - Viện Sử học biên soạn, đã khiến bạn đọc kinh ngạc khi công bố rất tỉ mỉ về phả hệ và gia đình Lý Nam Đế.

Phát hiện gây kinh ngạc

Cụ thể, nhóm tác giả Viện Sử học viết như sau: “Lý Bí sinh ngày 12 tháng Chín năm Quý Mùi (tức ngày 17/10/503), quê ở Thái Bình. Tổ tiên của Lý Nam Đế là người Trung Quốc, vào cuối thời Tây Hán đã sang ở Việt Nam để trốn nạn binh đao. Đời thứ 7 là ông Lý Hàm lấy bà Ma thị là người Việt, sinh ra Lý Thanh. Lý Thanh phục vụ dưới quyền Thứ sử Giao Châu Đàn Hòa Chi nhà Lưu Tống thời Nam Bắc triều (Trung Quốc). Lý Thanh sinh ra Lý Hoa. Lý Hoa sinh ra Lý Cạnh. Lý Cạnh sinh ra Lý Thiên Bảo và Lý Bí. Ngoài ra còn có Lý Xuân và Lý Hùng do vợ Lý Cạnh là Phí thị sinh ra. Qua 11 đời đến Lý Bí thì dòng họ Lý ở Việt Nam đã được hơn 5 thế kỷ. Chính sử Trung Quốc đều coi Lý Bí là “Giao Châu thổ nhân”.

12-46-25_lsvnpt_2-1
Sách “Lịch sử Việt Nam phổ thông”, tập 2

Như vậy, Viện Sử học không chỉ xác định được rõ gia phả của Lý Nam Đế từ cụ 7 đời trở xuống đến các anh em cùng cha khác mẹ mà còn khẳng định tổ tiên Lý Bí đến Việt Nam là 11 đời chứ không phải 7 đời như sử cũ ghi chép. Tuy nhiên, căn cứ vào đâu để xác định được như vậy thì không thấy Viện Sử học lý giải.

Thậm chí, các tác giả còn tìm được cả vợ và bố mẹ vợ của Lý Nam Đế: “Lý Nam Đế có người vợ là Hứa Trinh Hòa, con ông Hứa Minh và bà Bùi Thị Quyền người làng Đông Mai, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Lý Nam Đế sau khi lên ngôi đã lập bà làm Hoàng hậu. Bà cùng chồng chinh chiến ngoài mặt trận và bị tử trận do thuyền đắm tại hồ Điển Triệt cuối năm 546. Sau này bà được Triệu Việt Vương lập đền thờ tại quê nhà” (trang 75).

Các nhà sử học Phan Huy Lê (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc, Lương Ninh, Trần Quốc Vượng trong sách “Lịch sử Việt Nam”, tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội (2016), ở phần “Khởi nghĩa Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân” do GS.TS Nguyễn Quang Ngọc viết, cũng chỉ xác định như sau: “Lý Bí (Lý Bôn) xuất thân từ một hào trưởng địa phương ở huyện Thái Bình (khu vực Hoài Đức - Sơn Tây, bao gồm cả hai bên bờ sông Hồng), trong một gia đình tổ tiên người gốc phương Bắc nhưng đã 7 đời định cư ở phương Nam và đã trở thành người Nam” (trang 412).

Trước đó, các sử gia phong kiến như Lê Văn Hưu (đời Trần), tác giả bộ “Đại Việt sử ký”; Ngô Sĩ Liên và các sử thần đời Lê trong bộ chính sử “Đại Việt sử ký toàn thư” viết về Lý Nam Đế như sau: “Vua họ Lý, tên húy là Bí, người Thái Bình, Long Hưng. Tổ tiên là người Bắc, cuối thời Tây Hán khổ vì việc đánh dẹp, mới tránh sang ở đất phương Nam, được 7 đời thì thành người Nam. Mậu Thìn (548). Mùa xuân, tháng 3, ngày Tân Hợi, Nam Đế ở động Khuất Lão lâu ngày nhiễm lam chướng, ốm chết”.

Sách “Lịch sử Việt Nam phổ thông” tập 2 lập gia phả cho Lý Nam Đế

Tiếp nối các sử gia đời trước, nhà sử học Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh, Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng… khi viết về Lý Nam Đế cũng chỉ căn cứ vào “Đại Việt sử ký toàn thư” và các bộ chính sử để viết về Lý Nam Đế.
 

Tư liệu chưa kiểm chứng hết

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Hà Mạnh Khoa, người chủ biên tập 2, sách “Lịch sử Việt Nam phổ thông”, phân trần: “Có lẽ trong sách cũng có một số những chi tiết chưa kiểm chứng được hết đâu nhưng căn cứ vào kết quả Hội thảo khoa học “Một số vấn đề về vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế” do tỉnh Thái Nguyên tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (6/12/2012) thì chúng tôi cứ tạm thời đưa ra như vậy”.

Ông Khoa lý giải, nhóm tác giả Viện Sử học dựa trên kết quả nghiên cứu của ông Minh Tú (Thái Nguyên) và những người đi trước trong hội thảo để biên soạn và viết vào sách. “Tiểu sử Lý Nam Đế đều lấy trong kỷ yếu hội thảo. Nói thẳng nó cũng chưa chắc chắn lắm đâu nhưng ít nhất bây giờ quan niệm của mình cái gì cũng phải có nguồn gốc nên chúng tôi cố gắng đi tìm và nếu tìm được càng sát, càng trúng thì càng hay. Còn nếu sau này mà phát hiện không đúng thì lập tức chúng tôi phải sửa chữa lại ngay chứ không thể để như thế được”.

Tập 2, “Từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến thế kỷ X”, do PGS.TS Hà Mạnh Khoa (chủ biên) cùng tập thể tác giả: PGS.TS Trần Thị Vinh, PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ, TS Trương Thị Yến. Bộ sách được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật in và phát hành năm 2018, thuộc danh mục sách Nhà nước đặt hàng.

 

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm