| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam - Pháp hướng tới tiếp cận thị trường thương mại nông sản

Thứ Tư 20/12/2023 , 20:00 (GMT+7)

Chiều 20/12, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet.

Chiều 20/12, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet.

Chiều 20/12, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Pháp phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và Pháp năm 2022 đạt 619 triệu USD, tăng 14% so với năm 2021.

Hàng hóa nông sản Việt Nam sang Pháp khá phong phú đa dạng, và tập trung chủ yếu ở các sản phẩm như thủy sản, rau quả, điều, cà phê, gỗ và các sản phẩm từ gỗ... Ở chiều ngược lại, sản phẩm từ Pháp sang Việt Nam đa phần là những mặt hàng có giá trị cao như sữa, các sản phẩm từ sữa, thức ăn gia súc và nguyên liệu, thuốc trừ sâu và nguyên liệu...

Nhấn mạnh về những thế mạnh và tiềm năng hợp tác của hai bên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp và các đại diện đên từ AFD (Cơ quan Phát triên Pháp), CIRAD (Trung tâm Hợp tác quốc tế Nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triên) và IRD (Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp) thúc đẩy hợp tác trong một số nội dung như hợp tác nông nghiệp sinh thái, đặc biệt chú trọng bảo vệ đa dạng sinh học, nguồn gen.

Đề nghị Pháp hỗ trợ nghiên cứu, thúc đẩy xây dựng các chương trình, dự án, hỗ trợ chính sách về các giải pháp bảo vệ bờ sông, bờ biển, an ninh nguồn nước.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Pháp. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Pháp. 

Bộ trưởng cũng mong muốn Pháp xem xét hỗ trợ phục hồi các công trình xây dựng trước đây của Pháp tại Việt Nam (như đập Đông Cam Phú Yên, vườn quốc gia Ba Vì...); trao đổi thông tin và hợp tác khoa học kỹ thuật về an toàn vệ sinh và kiêm dịch động thực vật, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam theo kịp xu hướng phát triển của thị trường châu Âu và Pháp.

Ngoài ra, Bộ trưởng đề nghị Pháp hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác tài chính giúp Việt Nam tăng cường năng lực nhằm thực hiện tốt các khuyến nghị của EU trong việc tháo gỡ thẻ vàng (IUU) cho Việt Nam.

Về phía Pháp, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet đề nghị phía Bộ NN-PTNT xem xét hồ sơ về sản phẩm mận để sản phẩm này được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Sản phẩm protein nguồn gốc từ động vật làm thức ăn chăn nuôi đã xuất khẩu vào Việt Nam xong tới đây, phía Pháp mong muốn hai bên có những khuôn khổ quy tắc rõ ràng hơn để thúc đẩy trao đổi. Bên cạnh đó, Pháp mong muốn Bộ NN-PTNT hỗ trợ giải quyết vấn đề lạm dụng về chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm phẩm rượu vang của Pháp tại thị trường Việt Nam.

Phản hồi Đại sứ, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhất trí thành lập các tổ công tác giữa Bộ và Đại sứ quán cũng như giữa phía các cục, vụ thuộc Bộ và các tổ chức của Pháp đang hoạt động tại Việt Nam để giải quyết các vấn đề nêu trên.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet thay mặt hai bên ký kết Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam – Pháp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet thay mặt hai bên ký kết Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam – Pháp.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet thay mặt hai bên ký kết Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam – Pháp. Theo đó, đây là văn bản nhằm thay thế Thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai Bộ đã ký ngày 5/9/2016, là một trong những cơ sở nền tảng giúp hai bên có định hướng hợp tác trong giai đoạn mới, theo 3 trụ cột chính gồm:

- Giảm thiểu tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy nông nghiệp sinh thái, đặc biệt chú trọng bảo vệ đa dạng sinh học, nguồn gen, độ che phủ rừng, sức khỏe của đất.

- Tổ chức và quản lý chất lượng sản xuất lương thực, thực phẩm và chuỗi giá trị; cải thiện an toàn thực phẩm.

- Các vấn đề an toàn vệ sinh và kiểm dịch động thực vật cũng như việc tiếp cận thị trường liên quan đến thương mại sau khi Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực.

Xem thêm
Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khỉ hoang dã xuất hiện nhiều nơi ở Hải Phòng

HẢI PHÒNG Ít nhất tại 3 quận trên địa bàn thành phố Hải Phòng, chính quyền địa phương đã ghi nhận có khỉ hoang xuất hiện, lục lọi đồ đạc và phá hoại cây cối, hoa màu.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.