| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam chia sẻ tầm nhìn chuyển đổi hệ thống lương thực với thế giới

Thứ Năm 21/09/2023 , 10:37 (GMT+7)

Trong khuôn khổ Phiên họp cấp cao Khóa 78 Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã diễn ra Ngày Lương thực với các phiên họp cấp cao về chủ đề lương thực và nông nghiệp.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ với các đại biểu tại Phiên thảo luận về chủ đề lương thực và nông nghiệp trong Ngày Lương thực 20/9/2023 thuộc khuôn khổ Phiên họp cấp cao Khóa 78 Đại Hội đồng Liên Hợp quốc. 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ với các đại biểu tại Phiên thảo luận về chủ đề lương thực và nông nghiệp trong Ngày Lương thực 20/9/2023 thuộc khuôn khổ Phiên họp cấp cao Khóa 78 Đại Hội đồng Liên Hợp quốc. 

Việc đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) chỉ có thể thực hiện được nếu các quốc gia chuyển đổi hệ thống thực phẩm nông nghiệp. Năm 2021, khoảng 700 - 800 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, với các dự báo cho thấy gần 670 triệu người vẫn phải đối mặt với nạn đói vào năm 2030. Gần 3,1 tỷ người không đủ khả năng chi trả cho chế độ ăn uống lành mạnh vào năm 2020.

Không chỉ vậy, các hệ thống nông sản thực phẩm hiện đại đang góp phần làm gia tăng bất bình đẳng, trở thành nguyên nhân chính dẫn đến mất đa dạng sinh học và chịu trách nhiệm cho 1/3 lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Do đó, các quốc gia cần tiếp cận hệ thống thực phẩm để giải quyết vấn đề nhiều thách thức này và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang hệ thống thực phẩm nông nghiệp bền vững.

Ngày Lương thực là thời điểm quan trọng giữa Hội nghị toàn cầu đánh giá 2 năm thực hiện cam kết Hội nghị Thượng đỉnh về hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) của Liên Hợp quốc (LHQ) năm 2023 và Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP 28). Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ thúc đẩy chuyển đổi hệ thống LTTP trong các Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế, đồng thời củng cố các giải pháp tại chỗ.

Ngày Lương thực là sự kiện kết nối các nhà lãnh đạo cấp cao để cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của quốc gia khác. Ảnh: ICD.

Ngày Lương thực là sự kiện kết nối các nhà lãnh đạo cấp cao để cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của quốc gia khác. Ảnh: ICD.

Thế giới đã đến lúc cần chuyển đổi mạnh mẽ tư duy, nhìn nhận nông nghiệp và hệ thống LTTP là giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, các nước cần có hành động cụ thể để thúc đẩy chuyển đổi hệ thống LTTP. Cam kết chính trị của các quốc gia, lấy con người là trung tâm, sự phối hợp liên ngành, đa mục tiêu, huy động các khu vực tư nhân đầu tư cho nông nghiệp và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nông nghiệp chính là tài nguyên tái tạo quan trọng nhất để chuyển đổi thành công hệ thống LTTP, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại Tuần lễ cấp cao với sự tham gia của lãnh đạo 193 quốc gia thành viên, Tổng thư ký LHQ António Guterres nói: “Chúng ta cần chung tay hành động. Đây không phải là lúc để thờ ơ hay thiếu quyết đoán, đây là lúc để cùng nhau tìm ra những giải pháp thực tế, thiết thực”.

Đoàn Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu đã tham dự các hoạt động của Ngày Lương thực. Phát biểu tại phiên họp cấp cao về cam kết chuyển đổi hệ thống LTTP, ông đã chia sẻ những kinh nghiệm, thách thức trong quá trình chuyển đổi và phát triển nông nghiệp và hệ thống LTTP ở Việt Nam.

“Trong một thời gian dài, câu chuyện thành công về nông nghiệp của Việt Nam đã dựa vào sự thâm canh nông nghiệp của hộ gia đình sản xuất nhỏ và chính phủ đầu tư vào nghiên cứu nông nghiệp, hệ thống khuyến nông và thủy lợi. Nông nghiệp thâm canh có thể góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu lương thực, nhưng lại tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường và suy thoái đất, nước, rừng và đa dạng sinh học nông nghiệp”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ tại Ngày Lương thực.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi hệ thống LTTP của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi hệ thống LTTP của Việt Nam.

Hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức để chuyển đổi từ sản xuất số lượng sang chất lượng; chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp với quan điểm đa mục tiêu, đa ngành để tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường và nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế và trong nước; đồng thời cũng phải tổ chức lại sản xuất, năng lực tổ chức hợp tác xã, hiệp hội theo chuỗi giá trị.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống LTTP minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030 để khắc phục những tồn tại, hạn chế của hệ thống nông nghiệp và LTTP, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp và giảm thiểu sự đánh đổi về phát triển kinh tế với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang hoàn thiện cơ chế thành lập Đối tác và các tổ/nhóm kỹ thuật để triển khai thực hiện kế hoạch này.

Trong bài phát biểu của mình, Thứ trưởng cũng khẳng định: “Chuyển đổi hệ thống LTTP là một cách tiếp cận, có vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mới nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, để không ai bị bỏ lại phía sau”.

Ngày Lương thực có các phiên họp cấp cao với các chủ đề: Vai trò của các tổ chức LHQ trong hỗ trợ để nâng tham vọng về khí hậu và mục tiêu SDG 2 thông qua việc chuyển đổi hệ thống LTTP; Phân bổ nguồn vốn cho chuyển đổi hệ thống LTTP; Những ý tưởng và giải pháp để triển khai các hành động cụ thể; Duy trì đổi mới và đầu tư toàn diện theo vùng/khu vực; Chương trình nghị sự về nông nghiệp và hệ thống thực phẩm tại COP 28; Công bằng và hòa nhập là trọng tâm cần được quan tâm trong chuyển đổi hệ thống LTTP.

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nam đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình

Hà Nam là địa phương đứng đầu cả nước trong công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình năm 2024.

Bình luận mới nhất