| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam đã chuẩn bị tốt nhất cho EUDR

Thứ Sáu 15/11/2024 , 19:33 (GMT+7)

Hội thảo kỹ thuật về EUDR tại Hà Nội nhấn mạnh sự phối hợp quốc tế, thúc đẩy chuỗi cung ứng bền vững, minh bạch, đáp ứng quy định của EU.

Toàn cảnh Hội thảo 'Trao đổi kỹ thuật về EUDR và các chuỗi giá trị không gây phá rừng, suy thoái rừng'.

Toàn cảnh Hội thảo “Trao đổi kỹ thuật về EUDR và các chuỗi giá trị không gây phá rừng, suy thoái rừng”.

Ngày 15/11, Phái đoàn EU tại Việt Nam phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo “Trao đổi kỹ thuật về EUDR và các chuỗi giá trị không gây phá rừng, suy thoái rừng”.

Sự kiện nhằm làm rõ các hướng dẫn mới của EU, giải đáp thắc mắc từ các bên liên quan, đồng thời thảo luận về các công cụ truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Hội thảo thu hút hơn 200 đại biểu từ cơ quan chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, các hiệp hội ngành hàng gỗ, cao su, cà phê, và tổ chức phi chính phủ.

Quy định chống phá rừng (EUDR) được ban hành nhằm cấm nhập khẩu các sản phẩm và hàng hóa gây mất rừng, suy thoái rừng kể từ sau ngày 31/12/2020. Trong đó, cà phê, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ là những ngành hàng chủ lực của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi quy định này.

Đây là một phần trong chiến lược giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ đa dạng sinh học, và thúc đẩy chuỗi cung ứng toàn cầu minh bạch, bền vững.

Ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, nhấn mạnh rằng Việt Nam không trì hoãn việc chuẩn bị và thích ứng với các yêu cầu của quy định của EUDR.

Ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, nhấn mạnh rằng Việt Nam không trì hoãn việc chuẩn bị và thích ứng với các yêu cầu của quy định của EUDR.

Phát biểu tại hội thảo, ông Tô Việt Châu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, khẳng định: “Việt Nam không chờ đợi mà đã chủ động đáp ứng các yêu cầu của EUDR. Sự chủ động này thể hiện quyết tâm xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, minh bạch và không phá rừng, góp phần củng cố vị thế nhà cung cấp nông sản trách nhiệm trên thị trường quốc tế".

Về phía đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam, TS. Rui Ludovino đánh giá cao vai trò tiên phong của Việt Nam: “So với các quốc gia khác, Việt Nam và doanh nghiệp liên quan đã có sự chuẩn bị tốt nhất, nhờ sự hỗ trợ tích cực từ Bộ NN-PTNT, các hiệp hội ngành hàng, và bản thân các doanh nghiệp".

TS. Rui Ludovino, đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam đánh giá cao vai trò tiên phong của Việt Nam. 

TS. Rui Ludovino, đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam đánh giá cao vai trò tiên phong của Việt Nam. 

Ông Ludovino lưu ý, Việt Nam cần tiếp tục triển khai các bước đã và đang thực hiện, đặc biệt tập trung thu thập dữ liệu từ trang trại như chỉ dẫn địa lý và quy cách đóng gói.

“Không có thay đổi nào trong nội dung của EUDR, ngoại trừ thời gian có hiệu lực được gia hạn. Đây là cơ hội để các bên chuẩn bị kỹ càng hơn, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu", ông chia sẻ.

Quy định này ban đầu dự kiến áp dụng từ tháng 12/2024, nay được trì hoãn đến tháng 12/2025 đối với các doanh nghiệp lớn và tháng 6/2026 đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

EUDR không chỉ nhằm bảo vệ rừng mà còn là công cụ giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Với những quy định bắt buộc như truy xuất nguồn gốc và trách nhiệm giải trình, EUDR tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao tiêu chuẩn, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đồng thời, EU cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thông qua các công cụ kỹ thuật, thông tin và đối thoại, nhằm giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ EUDR. EU sẽ tận dụng khoảng thời gian này để tăng cường hỗ trợ cho các quốc gia thứ ba và các đối tác khác, đồng thời tiếp tục triển khai các dự án đối thoại và hợp tác hiện có, tập trung vào tính hợp pháp, truy xuất nguồn gốc, và sự hòa nhập của các hộ sản xuất nhỏ, cùng nhiều yếu tố quan trọng khác.

Hội thảo lần này đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam – EU, góp phần xây dựng chuỗi cung ứng hợp pháp, minh bạch và bền vững cho thị trường châu Âu. Đại diện EU nhấn mạnh: “EUDR chuyển đổi từ cam kết tự nguyện sang khung pháp lý bắt buộc, giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội nâng cao tiêu chuẩn sản xuất và xây dựng thương hiệu trên thị trường toàn cầu".

Với sự hợp tác chặt chẽ này, Việt Nam kỳ vọng không chỉ đáp ứng yêu cầu từ EU mà còn góp phần vào cuộc chiến toàn cầu chống lại phá rừng và suy thoái rừng.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Những công nghệ 'chia lửa' cho lực lượng giữ rừng

Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo vệ rừng đầu nguồn giúp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.