| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam đối mặt nguy cơ sụt giảm trữ lượng nguồn nước

Thứ Sáu 09/12/2022 , 05:56 (GMT+7)

Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ cao mất an ninh nguồn nước (thứ 9 trong 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á).

A them 3 (2)

Nếu chỉ xét lượng nước sản sinh bên trong lãnh thổ, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ cao mất an ninh nguồn nước. Ảnh: TL.

Theo thống kê, lượng nước sản sinh bên ngoài lãnh thổ chiếm tới 63% tổng lượng nước quốc gia, trong đó, tập trung tại hai lưu vực sông chính, trọng điểm kinh tế - chính trị của cả nước là sông Cửu Long (90%) và sông Hồng (40%), nằm ngoài khả năng kiểm soát của Việt Nam.

Nếu chỉ xét lượng nước sản sinh bên trong lãnh thổ, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ cao mất an ninh nguồn nước (đứng thứ 26 trong 49 quốc gia thành viên ADB; thứ 9 trong 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á).

Hiện nay, các quốc gia thượng nguồn gia tăng việc tích trữ, khai thác, sử dụng cho nội tại và có kế hoạch chuyển nước ra ngoài lưu vực, dự báo gây ra tác động bất lợi vô cùng lớn, không thể đảo ngược về số lượng và chất lượng nguồn nước chảy về Việt Nam.

Theo ông Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), từ đầu năm 2022 đến nay, công tác thủy lợi tuy không chịu tác động lớn của khí hậu thời tiết như những năm trước, tuy nhiên tại khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ, tình trạng hạ thấp mực nước ở hạ du hệ thống sông Hồng - Thái Bình ảnh hưởng rất lớn đến điều tiết xả nước phục vụ sản xuất, dân sinh; khu vực ĐBSCL xâm nhập mặn cũng ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm.

Theo đó, nguồn nước của Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng sụt giảm về trữ lượng do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thay đổi chế độ dòng chảy, sự phụ thuộc nhiều vào nguồn nước sản sinh từ bên ngoài lãnh thổ, thoái hóa rừng làm giảm khả năng giữ nước, điều hòa nguồn nước.

Bên cạnh đó, quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, sự gia tăng của dân số và nhu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng nhanh, tình trạng ô nhiễm nguồn nước chưa được giải quyết triệt để đã làm suy giảm chất lượng nước. Rủi ro mất an toàn đập, hồ chứa nước gia tăng do đập, hồ chứa nước xuống cấp, chưa được sửa chữa, nâng cấp, mưa lũ diễn biến cực đoan dưới tác động của biến đổi khí hậu, sự suy giảm rừng đầu nguồn, thảm phủ thực vật trên lưu vực hồ chứa.

Xem thêm
Đại tướng Tô Lâm, ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.

Đông Nam bộ đủ nước cho vụ hè thu

Đông Nam bộ đã bắt đầu bước vào mùa mưa. Mực nước hiện tại ở các hồ chứa trong khu vực có khả năng đáp ứng đủ cho sản xuất vụ hè thu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tây Ninh đã có thiệt hại do mưa lớn, dông lốc

Cơn mưa lớn chiều các ngày 16/5 và 17/5 đã khiến cho địa bàn tỉnh Tây Ninh có những thiệt hại đầu tiên về của. Rất may không ai bị thương, nguy hiểm tính mạng.