| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam làm gì để trở thành cường quốc hoa?: Chúng ta vẫn là một 'đứa trẻ'

Thứ Ba 26/01/2016 , 09:15 (GMT+7)

Nhà vua Thái Lan Pathara Maharat đã phát động phong trào: “Hãy biến Thái Lan thành vương quốc của hoa lan”.

 Họ đã làm được. Cũng như khẩu hiệu của ông Đặng Tiểu Bình đề xướng: “Hãy biến Vân Nam thành một Hà Lan của châu Á”, người Trung Quốc đã thành công. Còn chúng ta?

Theo GS.TS Nguyễn Quốc Vọng, nguyên GĐ Trung tâm Phát triển quốc tế (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), đồng thời là giáo sư của trường Đại học RMIT, Melbourne (Australia): Các vùng trồng hoa của Việt Nam như Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng), Mộc Châu (Sơn La), ĐBSH, ĐBSCL hoàn toàn thỏa mãn yêu cầu sản xuất hoa để xuất khẩu.

Trong đó Mộc Châu và Đà Lạt là những “nhà kính” khổng lồ trời cho. Nếu muốn tạo một nhà kính rộng 976.479 ha với nhiệt độ quanh năm 20 độ C như ở Lâm Đồng, thì ở Australia, người ta phải bỏ ra nhiều tỷ đô la mà chưa chắc đã xây dựng được. Trong khi đó, ở Lâm Đồng, chúng ta mới chỉ sử dụng 3.500 ha cho hoa. Như vậy, tiềm năng về loại cây trồng này là rất lớn.

Hàm lượng KHCN còn thấp

Tại diễn đàn "Liên kết nghiên cứu, sản xuất, tiêu thụ hoa chất lượng cao theo chuỗi giá trị" vào sáng qua (25/1), do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Viện Nghiên cứu Rau quả tổ chức, ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đánh giá: "Hoa, cây cảnh được đánh giá là một ngành chủ lực, góp phần thực hiện tái cơ cấu cuả ngành trồng trọt. Năm 2014, cả nước có khoảng 22.700 ha hoa. Thu nhập bình quân trồng hoa đạt gần 300 triệu đồng/ha/năm. So với giá trị thu nhập/ha canh tác toàn ngành trồng trọt là 82 - 83 triệu đồng/ha/năm, mức thu nhập này gấp gần 3,5 lần.

Hiện ở miền Bắc chưa có chợ đầu mối hoa lớn. Các chợ Quảng Bá, Mê Linh, Tây Tựu... đều là những chợ bán buôn hoa nhưng quy mô nhỏ, thiếu cơ sở hạ tầng đồng bộ, thiếu kho hàng, bến bãi để tập kết và vận chuyển hàng hóa.

Dù đã hình thành rất nhiều các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoa, nhưng chưa có tổ chức nào đứng ra liên kết các đơn vị này với nhau để tạo thành một hệ thống hoành chỉnh từ quản lý – khoa học – sản xuất – tiêu thụ sản phẩm, để vừa nâng cao giá trị sản xuất, vừa phát triển bền vững.

Thống kê cũng cho thấy, trong vòng 10 năm trở lại đây, diện tích hoa đã tăng hơn 2,3 lần, giá trị sản lượng tăng 7,2 lần (đạt 6.500 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu xấp xỉ 50 triệu USD). Ở nước ta đã hình thành nhiều mô hình đạt từ 800 triệu đến 2,5 tỷ đồng/ha".

Tuy nhiên, ông Định cũng cho rằng, kỹ thuật sản xuất hoa của nước ta còn khá lạc hậu so với các nước trong khu vực, chủ yếu vẫn là sản xuất ngoài tự nhiên.

Năm 2011, tỷ lệ hoa, cây cảnh áp dụng tiến bộ khoa học đạt khoảng 35%. Diện tích trồng hoa, cây cảnh trong nhà có mái che chiếm 12%. Tỷ lệ này có gia tăng đáng kể trong 2 - 3 năm gần đây do chính sách hỗ trợ đầu tư, đặc biệt là chính sách về áp dụng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. Nhiều giống hoa chọn lọc, nhập nội và tuyển chọn đã được công nhận như các giống hoa loa kèn, hoa hồng, hoa cúc, lan hồ điệp và địa lan...

Song, các giống hoa cao cấp, hoa văn phòng, hoa chậu... vẫn chưa được chủ động sản xuất mà chủ yếu nhập nội.

Theo GS.TS Trần Duy Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hợp tác KHKT châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Đông Nam Á đang phát triển rất mạnh sản xuất hoa. Riêng Thái Lan, doanh số xuất khẩu của quốc gia này đạt khoảng 200 triệu USD/năm.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu về lan, Thái Lan có hơn 1.000 giống hoa lan. Và Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn cây giống và lan cắt cành từ “đất nước xứ chùa vàng” để phục vụ nhu cầu trong nước.

16-04-08_nh-2
Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành một cường quốc hoa

Thiếu giống chất lượng cao trầm trọng

Mặc dù hoa và cây cảnh là một nhóm cây trồng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, nhưng chúng vẫn chưa được phát triển bền vững, đặc biệt là chất lượng không ổn định và giá thành cao nên khó có thể cạnh tranh với thị trường nước ngoài. Thậm chí chúng ta thua ngay tại nội địa, khi so với sản phẩm của các liên doanh trồng hoa nước ngoài.

Nguyên nhân quan trọng nhất được GS.TS Trần Duy Quý xác định là do hầu hết các giống hoa có chất lượng tốt đều phải nhập từ nước ngoài. Hiện các cơ sở nhân giống lan bằng nuôi cấy mô được thành lập ở TP Hồ Chí Minh đều sản xuất với quy mô nhỏ như Viện Sinh học nhiệt đới, Trung tâm Nghiên cứu giống (ĐH Khoa học Tự nhiên), Công ty CP Phong lan xuất khẩu nên lượng giống không đủ cung ứng cho người trồng.

Chính vì vậy, giá cây giống còn cao, như cây giống hoa lan Monkara từ 35.000 – 40.000 đồng/cây. Nếu đầu tư 1.000 cây giống ban đầu cho quy mô 1 hộ trồng thì cần phải bỏ ra 40 triệu đồng. Còn ở các tỉnh phía Bắc thì nhân giống chủ yếu là lan hồ điệp. Tuy nhiên vẫn chỉ cung ứng được 15 – 20%, còn lại phải nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc.

Ngoài thiếu về giống chất lượng, Việt Nam còn yếu cả về kỹ thuật bảo quản và dịch vụ như bao bì, sử dụng kích thích tố sinh học giữ hoa lâu tàn, vận tải biển, vận tải hàng không, cung ứng từ các vùng trồng hoa ra đến sân bay hoặc dịch vụ kiểm dịch còn hạn chế. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh xuất khẩu hoa.

PGS.TS Đặng Văn Đông, GĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh (Viện Nghiên cứu rau quả) cho rằng: "Chúng ta chưa phát triển ổn định và bền vững ngành hàng hoa theo cách tiếp cận chuỗi giá trị. Nếu chỉ lo đầu vào mà không chú ý đến đầu ra sẽ bị tắc nghẽn. Việc đầu tư cho tiêu thụ sản phẩm phải đầu tư cho cả hạ tầng (kho chứa, xe vận chuyển), đầu tư quảng bá sản phẩm và đầu tư để nâng cao trình độ marketing cho người làm công tác tiêu thụ sản phẩm.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm