| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam sắp soán ngôi nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới

Thứ Ba 04/05/2021 , 18:40 (GMT+7)

Với việc xuất khẩu gạo của Thái Lan bị tụt xuống thứ ba thế giới trong quý đầu tiên năm nay, rất có thể Việt Nam sẽ nắm giữ vị trí thứ ba.

Trong quý I/2021 Việt Nam chỉ xuất khẩu kém Thái Lan khoảng 30 ngàn tấn gạo. Ảnh: NST

Trong quý I/2021 Việt Nam chỉ xuất khẩu kém Thái Lan khoảng 30 ngàn tấn gạo. Ảnh: NST

Theo dữ liệu của Cục Hải quan Thái Lan vừa công bố hôm nay (4/5), hoạt động xuất khẩu gạo của Thái Lan trong quý đầu tiên của năm 2021 đã giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái đã khiến Thái Lan bị rớt xuống vị trí thứ ba trong số các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Cụ thể từ tháng 1 đến tháng 3, Thái Lan xuất khẩu 1.131.944 tấn gạo, trị giá 21,80 tỷ bạt (tương đương 732,9 triệu USD), giảm 23% về khối lượng xuất khẩu và giảm 23,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái (1.469.664 tấn, trị giá 28,53 tỷ bạt, tương đương 939,0 triệu USD).

Hiện xuất khẩu gạo của Thái Lan đứng thứ ba sau Ấn Độ và Pakistan và chỉ cao hơn Việt Nam khoảng 30.000 tấn. Nhiều chuyên gia dự đoán, rất có thể Việt Nam sẽ sớm lật đổ Thái Lan để nắm giữ vị trí thứ ba.

Nguyên nhân được phía Thái Lan cho biết, họ vẫn gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng thiếu container rỗng và chi phí vận chuyển hàng hóa, kho bãi tăng cao. Hơn nữa, giá gạo Thái Lan, đặc biệt là gạo trắng và gạo đồ đang cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của Ấn Độ và Pakistan đã khiến lượng đơn đặt hàng từ nước ngoài giảm mạnh.

Trong tháng 3 năm 2021, chỉ có 87.305 tấn gạo trắng được xuất khẩu, giảm 49,2% so với tháng 2, chủ yếu là khách hàng từ Cameroon, Nhật Bản, Mozambique, Guinea, Malaysia và Benin.

Trong khi đó, xuất khẩu gạo đồ cũng chỉ xuất được 60.803 tấn, giảm 22,3% so với tháng trước đó và hầu hết số lượng trên được xuất khẩu sang Nam Phi, Benin, Cameroon…

Lượng xuất khẩu gạo thơm Jasmine cũng chỉ đạt 90.508 tấn, giảm 9,6% so với tháng 2, đa số được chuyển đến các thị trường chính như Mỹ, Hồng Kông, Trung Quốc và Canada.

Gạo Thái Lan ngày càng khó cạnh tranh với các đối thủ vì giá cao. Ảnh: The Nation

Gạo Thái Lan ngày càng khó cạnh tranh với các đối thủ vì giá cao. Ảnh: The Nation

Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan ước tính trong tháng 4 năm 2021, lượng gạo xuất khẩu cũng chỉ xung quanh mức 400.000 tấn do bị cạnh tranh về giá rất gay gắt, đặc biệt là gạo Ấn Độ, quốc gia có giá gạo thấp nhất trên thị trường, thấp hơn khoảng 90-120 USD/tấn so với Thái Lan.

Hiện gạo trắng 5% tấm của Thái Lan có giá 493 USD/tấn, trong khi giá gạo cùng loại của Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan lần lượt ở mức 488-492 USD, 398-402 và 438-442 USD/tấn.

Gạo đồ của Thái Lan có giá 496 USD/tấn, trong khi giá gạo đồ của Ấn Độ và Pakistan lần lượt là 368-372 USD và 441-445 USD/tấn, khiến Thái Lan mất đi nhiều thị trường cả hai loại vào tay Ấn Độ.

Trong năm 2020, Ấn Độ đã xuất khẩu gần 2 triệu tấn gạo mỗi tháng và dự kiến ​​ trong năm nay sẽ xuất khẩu khoảng từ 15-16 triệu tấn.

(The Nation)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm