| Hotline: 0983.970.780

Việt Nam tiếp tục tiêm vacxin phòng Covid-19 AstraZeneca

Thứ Tư 17/03/2021 , 16:24 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia và 63 tỉnh, thành phố ngày 17/3.

117.600 liều vacxin phòng Covid-19 AstraZeneca được đưa về Việt Nam hôm 24/2 thông qua VNVC để triển khai tiêm đợt đầu cho những đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết của Chính phủ.

117.600 liều vacxin phòng Covid-19 AstraZeneca được đưa về Việt Nam hôm 24/2 thông qua VNVC để triển khai tiêm đợt đầu cho những đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết của Chính phủ.

Tại cuộc họp trực tuyến, nhiều đại biểu cho rằng, quy mô tiêm chủng vacxin phòng Covid-19 là rất lớn, do đó cần phải đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Trước vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến ngày 16/3 đã có 20.965 nhân viên y tế thuộc tuyến đầu chống dịch đã được tiêm vacxin phòng Covid-19 của AstraZeneca theo Nghị quyết của Chính phủ. Các cơ sở vừa tiêm, vừa theo dõi đánh giá một cách cẩn trọng và an toàn những trường hợp sau tiêm chủng.

“16 trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm vacxin, tuy nhiên, Hội đồng Tiêm chủng đã đánh giá lại xác định chỉ có 5 trường hợp phản vệ độ 2, 1 trường hợp phản vệ độ 3. Trong đó, trường hợp độ 3 này là do công tác cấp cứu không thực hiện theo phác đồ của Bộ Y tế. Chúng tôi đã cử các chuyên gia tới chấn chỉnh cơ sở tiêm này để thực hiện tốt trong thời gian tới”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Ngoài ra, liên quan đến việc trên thế giới xuất hiện các trường hợp bị đông máu sau tiêm vacxin phòng Covid-19 AstraZeneca và một số quốc gia đã công bố tạm ngưng tiêm loại vacxin này để đánh giá mức độ an toàn. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay, đến thời điểm này, tại Việt Nam không có bất cứ trường hợp nào bị đông máu sau tiêm chủng.

“Bộ Y tế vẫn yêu cầu tất cả các cơ sở y tế tiếp tục tập huấn cho các cán bộ y tế, tổ chức các điểm tiêm phù hợp và tiếp tục tổ chức tiêm vacxin phòng Covid-19 an toàn", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Việt Nam đã kích hoạt hệ thống phòng bệnh quốc gia kịp thời, đưa ra giải pháp phù hợp với diễn biến dịch bệnh. Dù dịch bệnh thế giới suy giảm, tiêm chủng được triển khai trên diện rộng tại nhiều quốc gia và đang được triển khai khẩn trương tại nước ta theo lộ trình. Tuy nhiên, chủng virus SARS-CoV-2 mới nguy hiểm hơn đã xuất hiện, nguy cơ dịch bệnh luôn thường trực, không trừ tỉnh nào, đơn vị nào, công dân nào.

Thủ tướng nhấn mạnh, nếu lơ là, chủ quan, dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Vì vậy, cần tiếp tục thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa bảo vệ sức khỏe của người dân, đưa cuộc sống trở lại bình thường để phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới. “Đây là một yêu cầu rất khó điều hành, xử lý. Chúng ta phải khéo léo, kịp thời. Khi khó khăn chúng ta bình tĩnh, khi có dịch bệnh thì kiên quyết”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo các hoạt động kinh tế xã hội, bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phù hợp về tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu tư trong thời gian tới để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng phó với COVID-19.

“Một bộ phận người dân, một bộ phận doanh nghiệp, nhất là vận tải, dịch vụ, du lịch rất khó khăn. Không phải chúng ta chỉ thấy thành tích mà còn thấy những tồn tại, bất cập trong xã hội, một bộ phận người dân đang thiếu việc làm. Chúng ta tích cực triển khai các biện pháp hỗ trợ bổ sung, đưa chính sách phù hợp, phục hồi những ngành bị ảnh hưởng, đặc biệt là du lịch và hàng không”, Thủ tướng nói

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần chủ động xây dựng phương án chống dịch, sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trên địa bàn với phương châm 4 tại chỗ. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế rà soát, chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản, thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập phòng dịch, quán triệt phương châm “truy vết thần tốc, khoanh vùng nhanh, xét nghiệm rộng, phong tỏa hẹp” và thực hiện cách ly tập trung ngay với tất cả các trường hợp tiếp xúc gần (F1), hạn chế mức thấp nhất tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế xã hội.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương tổ chức thực hiện tốt tiêm chủng vacxin phòng Covid-19 bảo đảm an toàn, đúng đối tượng, hướng tới thực hiện tiêm chủng toàn dân. Xem xét tiếp cận nguồn vacxin khác nhau, đánh giá kỹ mức độ an toàn vacxin, tiếp tục nghiên cứu phát triển vacxin trong nước để sớm đưa vào sử dụng, chậm nhất vào năm 2022. Đồng thời, Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp khi triển khai áp dụng “hộ chiếu vacxin”.

Xem thêm
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị

Ông Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung vào Bộ Chính trị và giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nam đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình

Hà Nam là địa phương đứng đầu cả nước trong công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình năm 2024.

Bình luận mới nhất