| Hotline: 0983.970.780

Vinamilk đặt những dấu chân đầu tiên trên hành trình xanh 'Net Zero'

Chủ Nhật 26/02/2023 , 20:03 (GMT+7)

Ngày 26/2, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) khởi động dự án trồng cây hướng tới Net Zero năm đầu tiên tại Hà Nội với 1.000 cây xanh tại huyện Mê Linh.

 

Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, đại diện Bộ Tài nguyên - Môi trường, đại diện Công ty Vinamilk, đại diện thành phố Hà Nội, huyện Mê Linh và nhiều đại biểu khác. Thủ đô Hà Nội đã trở thành điểm khởi đầu cho hành trình trồng cây trung hòa Carbon hướng đến Net Zero do Vinamilk và Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện trong 5 năm từ 2023-2027 với tổng ngân sách là 15 tỷ đồng.

 

Đây là dự án nhằm hưởng ứng mục tiêu đưa mức phát thải ròng về "0” mà Chính phủ Việt Nam cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021 (COP26). Tại buổi lễ khởi động diễn ra ở khu di tích quốc gia Đền thờ Hai Bà Trưng, đại diện Vinamilk và Báo Tài nguyên và Môi trường đã trao tặng hơn 1.000 cây xanh trưởng thành với giá trị gần 1,5 tỷ đồng trồng tại huyện Mê Linh (Hà Nội).

 

Các cây trồng được lựa chọn là những cây khoẻ mạnh, sinh trưởng tốt, kích thước từ 3 – 5m và có thể cao lên đến trên 15m khi trưởng thành. Những cây thân gỗ có quá trình sinh trưởng lâu dài, do đó lượng carbon tích lũy cũng sẽ tăng hàng năm cùng với tuổi thọ của cây; đồng thời còn có tác dụng cải tạo cảnh quan, tạo bóng mát, không khí trong lành cho Thủ đô Hà Nội.

 

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành nói: "Để tiếp tục thúc đẩy hơn nữa các hoạt động của doanh nghiệp đồng hành cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao Báo Tài nguyên và Môi trường chủ động phối hợp với Công ty Vinamilk xây dựng và triển khai Dự án trồng cây hướng đến Net Zero - với mục tiêu gia tăng độ che phủ của cây xanh và rừng trên cả nước góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu và hấp thụ khí CO2. Đây là sáng kiến thiết thực tạo sự lan tỏa cao trong cộng đồng, chung tay hành động, góp phần hướng đến mục tiêu Net Zero".

 

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc điều hành của Vinamilk phát biểu tại sự kiện: "Vinamilk từng thực hiện rất nhiều dự án trồng cây, trồng rừng. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy điều quan trọng nhất là phải chăm sóc, duy trì được sự sống cho những cây trồng. Do đó, dự án trồng cây hướng đến Net Zero tập trung xây dựng các kế hoạch trồng cây một cách khoa học nhằm duy trì tỷ lệ cây xanh sống và sinh trưởng ở mức cao nhất, không để lãng phí nguồn tài nguyên xanh của tự nhiên".

 

Đây là điểm trồng cây đầu tiên được thực hiện ngay sau khi Vinamilk và Báo Tài nguyên và Môi trường ký kết biên bản ghi nhớ vào cuối năm 2022 về việc triển khai “Hoạt động trồng cây để trung hòa carbon hướng đến Net Zero”. Sau Hà Nội, hành trình năm 2023 sẽ được Vinamilk cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai nghiên cứu, lập kế hoạch và trồng cây tại các địa phương khác trên cả nước.

 

“Trồng cây” là một nhóm giải pháp chủ đạo để giúp hấp thụ lượng CO2, gia tăng O2 bền vững, thúc đẩy đạt mục tiêu Net Zero 2050. Những cánh rừng vì vậy đang là biểu tượng cho ý nghĩa, tinh thần, thông điệp xanh của cam kết với mục tiêu Net Zero. Đây cũng là một hoạt động vì môi trường đã được Vinamilk thực hiện xuyên suốt trong nhiều năm qua.

 

Từ năm 2012 đến năm 2020, Vinamilk và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp thực hiện Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam tại 56 địa điểm thuộc 20 tỉnh, thành phố với tổng giá trị 12,5 tỷ đồng. Chương trình này là một điển hình cho những nỗ lực và hành động vì môi trường, vì cuộc sống và vì tương lai xanh.

Hiện tại, Vinamilk đã hoàn tất lắp đặt năng lượng mặt trời tại trụ sở chính, hệ thống các trang trại, nhà máy của doanh nghiệp với công suất lắp đặt là 72,55 MWp, góp phần giảm thiểu gần 85.000 tấn CO2, tương đương với việc trồng 4,6 triệu cây xanh. Tỷ lệ năng lượng xanh trong hoạt động sản xuất của Vinamilk đã lên đến 87% trên tổng năng lượng sử dụng. Vinamilk cũng là doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững tại Việt Nam, được đánh giá là doanh nghiệp quản lý tốt phát thải khí nhà kính, ứng dụng tốt kinh tế tuần hoàn và là doanh nghiệp bền vững tiêu biểu của Việt Nam nhiều năm liền.

Hai bản ở thành phố Sơn La vẫn chìm trong biển nước

Hai bản ở thành phố Sơn La vẫn chìm trong biển nước

Xã hội 07:00

SƠN LA Người dân tại 2 bản thuộc xã Chiềng Đen vẫn đang oằn mình chống chọi với tình trạng ngập lụt kéo dài, sau cơn bão số 2 chưa thể trở về trạng thái bình thường…

Người tái hiện cảnh Bắc Bộ xưa trên cánh đồng làng

Người tái hiện cảnh Bắc Bộ xưa trên cánh đồng làng

Cánh đồng Ngãi và Chành bỏ hoang chục năm nay bỗng một ngày xuất hiện một đầm sen rộng bát ngát và mấy căn chòi bằng gỗ lá đầy hấp dẫn bước chân người.

Quỹ phòng chống thiên tai: Hiệu quả thấy rõ nhưng rất khó thu

Quỹ phòng chống thiên tai: Hiệu quả thấy rõ nhưng rất khó thu

Thời sự 06:02

Quỹ phòng chống thiên tai có vai trò tăng cường nguồn lực, giảm bớt gánh nặng ngân sách trong ứng phó thiên tai. Tuy nhiên, việc thu chi quỹ còn khó khăn.

Lãng phí tài sản công, dân Hà Tĩnh vẫn khát nước sạch: [Bài 3] Công trình cấp nước tập trung phải giao đơn vị có chuyên môn quản lý

Lãng phí tài sản công, dân Hà Tĩnh vẫn khát nước sạch: [Bài 3] Công trình cấp nước tập trung phải giao đơn vị có chuyên môn quản lý

Xã hội 06:00

Hà Tĩnh Quy mô đầu tư xây dựng chưa sát thực tế, giao đơn vị thiếu chuyên môn quản lý, vận hành là những nguyên nhân chính khiến nhiều công trình cấp nước tập trung ‘chết yểu’.

Phân Bón Cà Mau lần thứ 6 liên tiếp nhận giải thưởng Thương hiệu Quốc gia

Phân Bón Cà Mau lần thứ 6 liên tiếp nhận giải thưởng Thương hiệu Quốc gia

Thời sự 20:45

Ngày 4/11 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân Bón Cà Mau, Hose: DCM) tự hào nhận vinh danh 'Thương hiệu Quốc gia năm 2024'.

Xuất hiện vết nứt trên núi Phú Gia, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

Xuất hiện vết nứt trên núi Phú Gia, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân

Xã hội 19:47

THỪA THIÊN - HUẾ Trên núi Phú Gia xuất hiện vết nứt dài khoảng 50m, đã có 1 điểm lở xuống phía dưới, độ cao khoảng 20m có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân.

Xem thêm