Vỡ 150m đê bao, người dân ngâm mình dưới nước cứu hơn 1.000ha lúa
Chủ Nhật 30/07/2023 , 17:00 (GMT+7)Đoạn đê dài hơn 150m trên sông Krông Na bị vỡ, nước tràn vào cánh đồng. Để cứu ruộng lúa, người dân dầm mưa nguyên ngày khắc phục những nơi vỡ đê.
Những ngày qua trên địa bàn huyện Lắk (Đắk Lắk) có mưa lớn và nước từ sông Krông Ana dâng cao đột ngột khiến hơn 150 m đê bao qua xã Buôn Triết bị vỡ. Đê bao bị vỡ đe dọa hơn 1.000ha lúa của người dân bên trong.
Để cứu cánh đồng lúa, chính quyền địa phương đã huy động nhân lực, máy móc phối hợp với người dân tiến hành gia cố đoạn đê vỡ.
Anh Trần Đăng Linh (ngụ xã Buôn Triết) ngâm mình dưới nước hỗ trợ việc khắc phục đoạn đê bị vỡ. "Gia đình có hơn 1,6ha ruộng sát bờ đê. Nếu đê bị vỡ gia đình sẽ chịu thiệt đầu tiên nên tự nguyện hiến một phần đất ruộng để gia cố đoạn đê", anh Linh nói.
Đoạn đê bị vỡ dài hơn 150 m được chính quyền và người dân gia cố tạm.
Do chỉ có một máy múc nên người dân phải dùng tay lấy bùn hỗ trợ việc khắc phục sự cố.
Theo người dân địa phương, đoạn đê qua dọc sông Krông Na cứ đến mùa mưa là xảy ra vỡ. Năm 2022, vỡ đê khiến hơn 1.000ha lúa của người dân chuẩn bị thu hoạch hư hỏng hoàn toàn.
Để tránh việc nước dâng cao, gây vỡ đê vào mùa mưa người dân đã tự giác gia cố. Tuy nhiên đối với những khu vực có diện tích vỡ lớn người dân phải báo chính quyền địa phương hỗ trợ. Họ cũng sẵn sàng hiến một phần ruộng lúa đang phân hóa đòng, trỗ bông để lấy đất đắp đê.
Đoạn đê được gia cố tạm bợ có thể vỡ bất cứ lúc nào khi mực nước tại sông Krông Na liên tục dâng cao. Nếu đê bị vỡ thì hơn 1.000ha lúa bên trong của người dân sẽ thiệt hại nặng.
Theo báo cáo của Phòng NN-PTNT huyện Lắk, mưa lớn liên tục khiến cho hơn 800ha lúa của người dân chìm trong nước. Những địa phương có diện tích lúa bị ngập nhiều nhất là xã Buôn Triết, Buông Tría và Đắk Liêng.
Lúa trên các cánh đồng tại huyện Lắk đang thời kỳ phân hóa đòng và trỗ bông nên nước ngập sẽ gây thiệt hại rất lớn. Nhiều cánh đồng tại huyện Lắk nước ngập trắng xóa.
Chính quyền huyện Lắk đã yêu cầu các địa phương thường xuyên kiểm tra những vị trí xung yếu đê bao (đê do dân tự đắp) để chủ động phương án khắc phục nếu xảy ra sự cố nứt, vỡ đê, sạt lở đất với phương châm “4 tại chỗ”. Hiện các ngành cũng đang thống kê các diện tích bị thiệt hại nhằm có phương án hỗ trợ cho người dân.
tin liên quan
Phân Bón Cà Mau lần thứ 6 liên tiếp nhận giải thưởng Thương hiệu Quốc gia
Ngày 4/11 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Phân Bón Cà Mau, Hose: DCM) tự hào nhận vinh danh 'Thương hiệu Quốc gia năm 2024'.
Xuất hiện vết nứt trên núi Phú Gia, di dời khẩn cấp hàng chục hộ dân
THỪA THIÊN - HUẾ Trên núi Phú Gia xuất hiện vết nứt dài khoảng 50m, đã có 1 điểm lở xuống phía dưới, độ cao khoảng 20m có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân.
Thành phố Cà Mau điều chỉnh và sáp nhập 4 phường
CÀ MAU Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Cà Mau sẽ có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 9 phường và 7 xã.
Agribank tiếp sức cho nông dân làm nông nghiệp hữu cơ
Từ nguồn vốn vay của Agribank Chi nhánh huyện Triệu Phong, gia đình anh Bùi Quang Huyên tại xã Triệu Thượng đã xây dựng thành công mô hình nông nghiệp hữu cơ.
Sông Gianh lần thứ 3 liên tiếp đạt giải thưởng Thương hiệu Quốc gia
Quảng Bình Sản phẩm Phân bón hữu cơ vi sinh vinh dự được vinh danh lần thứ 3 liên tiếp với Thương hiệu Quốc gia…
Quảng Ngãi: Một ngư dân rơi xuống biển mất tích
Phát hiện 1 ngư dân trên tàu rơi xuống biển, các thuyền viên đã báo cho lực lượng chức năng hỗ trợ nhưng do thời tiết xấu, việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.