Tỷ lệ này khiến cho vốn vay ODA đứng cuối cùng trong tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư công của Hà Tĩnh.
Dự án Bệnh viện đa khoa tại xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh sau 9 năm khởi công vẫn chỉ là bãi đất hoang. |
Phân tích từ các cơ quan chuyên môn cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc này là do quy trình lựa chọn danh mục, phê duyệt chủ trương đầu tư, thiết kế kỹ thuật các nguồn vốn nước ngoài phải trải qua nhiều bước, liên quan đến nhiều bộ, ngành Trung ương. Một số dự án mặc dù đã được giao kế hoạch vốn từ cuối năm 2018 nhưng vẫn chưa hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư để triển khai thực hiện và giải ngân nguồn vốn. Trong khi đó, kế hoạch vốn đầu tư không thực hiện tập trung, kéo dài kế hoạch vốn và ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân. Một số dự án đã được bố trí kế hoạch từ 2019 nhưng không được nhà tài trợ gia hạn thời gian thực hiện Hiệp định nên không thể giải ngân được.
Tuy nhiên, điểm “nghẽn” lớn nhất của các dự án sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn là có nhiều hợp phần, tiểu dự án khác nhau, trong khi không phải hợp phần nào cũng thuận lợi công tác đền bù, GPMB. Một tiểu dự án hay một hợp phần vướng mắc GPMB, chậm tiến độ sẽ kéo theo tiến độ chung của dự án.
Các dự án sử dụng nguồn vốn ODA thực hiện các quy định quản lý dự án, thanh quyết toán và giải ngân phải tuân thủ theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài, đòi hỏi tính chuyên môn hóa và chuyên nghiệp rất cao. Trong khi, năng lực của một số ban quản lý dự án còn hạn chế, thực hiện giải ngân, rút vốn còn nhiều sai sót kỹ thuật, mất thời gian.
Theo tổng hợp mới nhất của Sở KH&ĐT Hà Tĩnh, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt hơn 3.476 tỷ đồng, bằng 57,37% kế hoạch (tính đến ngày 25/8/2019); tuy cao hơn mức giải ngân chung cả nước (7 tháng đầu năm đạt 32,27%) nhưng tiến độ giải ngân một số nguồn vốn còn thấp.