| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 10/01/2024 , 16:03 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 16:03 - 10/01/2024

Vụ án Việt Á và sự hả hê đếm tiền nhiều mòn hoa tay

Vụ án Việt Á chắc chắn để lại nhiều day dứt tình nghĩa đồng bào, bởi lẽ ngay khi cộng đồng gian khó thì nhiều kẻ hả hê 'đếm tiền nhiều mòn hoa tay'.

Vụ án Việt Á được chú ý đặc biệt, không phải vì số tiền ngân sách thất thoát ở mức độ khủng khiếp so với các vụ án khác. Hệ lụy đáng sợ hơn từ vụ án Việt Á là sự sạt lở lòng tin xã hội, giữa người dân với ngành y tế và giữa người dân với cơ quan chức năng. Vì vậy, vụ án Việt Á được đưa vào diện trực tiếp theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Tính chất phức tạp của vụ án Việt Á quả nhiên đã phơi bày ngay phiên tòa xét xử diễn ra tại Hà Nội. Liên quan đến đại dịch cướp đi hàng vạn sinh mạng đồng bào, nhưng các bị cáo từ tận tâm can dường như vẫn chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm cá nhân, mà chỉ buông những câu xin lỗi đơn giản kèm những lời chống chế gượng gạo. Thậm chí, một số luật sư còn cho rằng các bị cáo không có sự câu kết, thỏa thuận chi phần trăm, hoa hồng.

Để chứng minh các bị cáo có sự cấu kết rõ ràng để trục lợi một cách đê hèn, đại diện Viện kiểm sát dẫn chứng bị cáo Trịnh Thanh Hùng (cựu Vụ phó thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) và Phan Quốc Việt (Tổng giám đốc Việt Á) nhắn tin cho nhau “đi làm căn cước luôn đi, không thì mòn mất hoa hay”. Quá trình thẩm vấn, đại diện Viện kiểm sát đã hỏi “mòn hoa tay là gì”, và bị cáo Trịnh Thanh Hùng trả lời lạnh lùng “đếm tiền nhiều mòn hoa tay”.

Ai cũng biết “đếm tiền nhiều mòn hoa tay” là lối nói thậm xưng. Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19, kiểu đùa cợt vô lối giữa cán bộ và doanh nghiệp như vậy, bỗng dưng có màu sắc cực kỳ phản cảm và gián tiếp hiển lộ động cơ tăm tối. Rõ ràng, có bài toán kinh tế táo tợn đã được triển khai rất gian trá. Cái áo khoác “phục vụ công tác chống dịch” chỉ ngụy trang hờ hững cho mục đích bắt tay thao túng thị trường xét nghiệm để vơ vét tài chính.

Hình tượng “đếm tiền nhiều mòn hoa tay” là một ý niệm đáng hãi hùng, khi con người chỉ nhắm mắt lao theo đồng tiền, bất chấp tự trọng và liêm sỉ. Hình tượng “đếm tiền nhiều mòn hoa tay” vượt ra khỏi sự hình dung của quần chúng lao động chân chính và vượt ra khỏi trí tưởng tượng của văn bản nghệ thuật văn chương. Bởi lẽ, hình tượng ấy chỉ xuất hiện ở vài kẻ tráo trở và lọc lừa, có cơ hội cầm nắm và ban phát những đồng tiền bất lương.

Một đấy nước muốn phát triển lành mạnh, thì mỗi con người đều cảm nhận mùi mồ hôi của công sức và trí tuệ lấp lánh trên mỗi đồng tiền tử tế. Để loại trừ thành phần gian manh “đếm tiền nhiều mòn hoa tay”, nhất định phải tăng cường hoàn thiện các cơ chế giám sát, mà chính giới luật sư đã nêu ở phiên tòa xét xử vụ án Việt Á “các văn bản quy định pháp luật về đấu thầu, chỉ định thầu rút gọn và quản lý tài sản công rất lạc hậu, không rõ ràng, không theo kịp cuộc sống”.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm