| Hotline: 0983.970.780

Vụ đông xuân 2015 - 2016: Được mùa trong khó khăn

Thứ Ba 24/05/2016 , 19:10 (GMT+7)

Ngày 24/5, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị Sơ kết vụ ĐX 2015 - 2016, triển khai kế hoạch sản xuất vụ HT, mùa 2016 các tỉnh thành phía Bắc phục vụ tái cơ cấu ngành trồng trọt.

* Năng suất lúa bình quân ước đạt 62,5 tạ/ha

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, vụ ĐX năm nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất mạnh của biến đổi khí hậu và ghi nhận được những số liệu kỷ lục, khó lường.

12-56-19_nh-1
Toàn cảnh hội nghị

Mặc dù thời gian rét đậm, rét hại không dài nhưng lại trùng vào thời vụ gieo cấy của các vùng, đặc biệt là khu vực Bắc Trung bộ, trung du, miền núi phía Bắc khiến gần 7.000ha rau màu và lúa bị thiệt hại. Trong đó, diện tích mạ thiệt hại gần 1.800ha, phải gieo cấy lại.

Trước tình hình trên, Bộ NN-PTNT và các địa phương đã chỉ đạo rất quyết liệt, đặc biệt là chủ động thóc giống để khôi phục sản xuất, cố gắng không để năng suất sụt giảm ở miền Bắc.

Cũng theo Thứ trưởng Doanh, nếu không có biến cố gì xảy ra, trong 20 - 25 ngày nữa, chúng ta có thể khẳng định là vụ ĐX 2015 - 2016 được mùa trong điều kiện hết sức khó khăn.

Ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, tổng diện tích gieo cấy toàn miền Bắc là 1.152.000ha, giảm khoảng 11.000ha so với vụ ĐX năm trước (chủ yếu do các tỉnh đã chủ động chuyển đổi một số diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang gieo trồng các loại cây rau màu khác có hiệu quả kinh tế cao hơn).

Mặc dù đầu vụ gặp bất lợi, nhưng giai đoạn sau, thời tiết thuận lợi cho lúa sinh trưởng và phát triển. Xét trên bình diện chung, năng suất lúa trung bình của các tỉnh phía Bắc ước đạt 62,5 tạ/ha, tăng so với vụ ĐX năm trước khoảng 0,4 tạ/ha; sản lượng lúa toàn vùng ước đạt 7,2 triệu tấn (giảm khoảng 22.000 tấn so với vụ ĐX năm trước).

Năng suất lúa của ĐBSH đạt khoảng 65,7 tạ/ha (giảm 0,2 tạ/ha). Nguyên nhân một phần là do tỷ lệ giống lúa chất lượng tăng nên năng suất bình quân cũng giảm, tuy nhiên giá trị toàn vụ sẽ tăng nhờ giá bán của lúa chất lượng cao hơn.

Trên cơ sở nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, khu vực Bắc Trung bộ có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước trong thời gian tháng 6, 7, khi nắng nóng xảy ra gay gắt và dung tích các hồ chứa xuống thấp. Bởi vậy, theo ông Nguyễn Văn Tỉnh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, các địa phương cần sớm xây dựng kế hoạch chống hạn, ngập úng.

Một số tỉnh dự kiến năng suất khá cao như Thái Bình ước đạt 70,5 tạ/ha, Hải Dương ước đạt 69,5 tạ/ha. Năng suất lúa bình quân của khu vực Bắc Trung bộ ước đạt khoảng 61,3 tạ/ha (tăng 1,1 tạ/ha so với vụ ĐX), còn khu vực trung du, miền núi phía Bắc ước đạt 57 tạ/ha (tăng 0,8 tạ/ha).

Thách thức vẫn còn

Mặc dù vụ ĐX 2015 - 2016 đang ghi nhận những tín hiệu vui, nhưng Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng chỉ ra rất nhiều khó khăn, thách thức đang chờ ngành trồng trọt ở phía trước. Theo đó, do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, thời vụ gieo mạ trà xuân muộn phải lùi lại 7 - 10 ngày. Giai đoạn sau cấy trời âm u, thiếu ánh sáng, nền nhiệt độ thấp khiến nhiều diện tích lúa gieo thẳng của các tỉnh phía Bắc trỗ muộn hơn vụ xuân năm 2015 từ 7 - 10 ngày.

Thời gian sinh trưởng, phát triển của lúa kéo dài đã kéo theo hàng loạt thách thức. Trước nhất là dịch bệnh. Kiểu thời tiết nóng, xen lẫn mưa ẩm trong giai đoạn này là điều kiện thuận lợi để rầy và sâu bệnh phát triển. Bởi vậy, công tác BVTV phải được thực hiện quyết liệt, triệt để để không làm dịch bệnh bùng phát.

“Chúng ta đã “đánh vật” với thiên nhiên suốt mấy tháng liền để bảo vệ cây lúa, không thể lơ là vài chục ngày để xảy ra thiệt hại”, Thứ trưởng Doanh nói.

12-56-19_nh-2
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu tại hội nghị

Mặt khác, do phải lùi thời vụ thu hoạch lúa nhiều ngày, việc chuẩn bị lúa giống cho vụ mùa sẽ gặp khó khăn, đồng thời không thể giải phóng đất sớm để triển khai vụ hè thu và vụ mùa nhằm né mưa bão, úng lụt vào cuối vụ.

Bởi vậy, Thứ trưởng chỉ đạo các địa phương phải triển khai các giải pháp để sớm chủ động tìm nguồn giống chất lượng tốt cho vụ mùa (ưu tiên giống ngắn ngày và không nhiễm bệnh bạc lá); đẩy mạnh cơ giới hóa để làm đất và gieo cấy, tính toán cơ cấu giống hợp lý để không làm ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Lường trước được khó khăn trên, ông Nguyễn Quốc Đạt, GĐ Sở NN-PTNT Hà Nam cho biết, đã sớm có kế hoạch để tăng mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.

Theo đó, 43% diện tích được thu hoạch bằng máy... 90% diện tích làm đất vụ mùa sẽ được ứng dụng cơ giới hóa; gieo cấy 40% bằng máy cấy, gieo thẳng bằng công cụ sạ hàng; 43% diện tích được thu hoạch bàng máy... Đồng thời tăng cường kiểm tra, rà soát diện tích mạ dược mùa sớm và chủ động các phương án để có đủ điều kiện gieo mạ đảm bảo cơ cấu lúa mùa sớm đạt trên 50% tổng diện tích phát triển sản xuất các cây trồng vụ đông sớm.

Theo Sở NN-PTNT Thừa Thiên - Huế, tỉnh này đã thu hoạch được trên 90% diện tích lúa. Vì thế, việc triển khai vụ HT không chịu quá nhiều áp lực về thời vụ. Có được thành quả đó là do Thừa Thiên - Huế đã đẩy mạnh đưa các giống lúa ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao vào cơ cấu giống; xây dựng cánh đồng mẫu lớn để đưa cơ giới hóa vào sản xuất, thu hoạch. Đồng thời, chủ động chuyển đổi những vùng sản xuất lúa khó khăn, thường xuyên ngập úng và khô hạn.

Ông Lê Sỹ Doanh, Phó Cục trưởng Cục BVTV khuyến cáo, sâu bệnh có khả năng tăng cao về cuối vụ so với trung bình những năm gần đây, đặc biệt, do tác động của thời tiết đầu vụ làm cho sự phát triển của lúa chậm lại, trà lúa muộn tăng và sẽ trùng với sâu đục thân 2 chấm, rầy và sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 hại vào cuối vụ. Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời khi mật độ sâu bệnh hại có xu hướng tăng nhanh.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ lúa đông xuân 'vui như tết' của nông dân Quảng Trị

Đến cuối tháng 4, nông dân Quảng Trị đã thu hoạch gần 60% diện tích lúa đông xuân, dự kiến sẽ kết thúc thu hoạch trước 10/5; năng suất đạt 6,1 - 6,2 tấn/ha.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm