| Hotline: 0983.970.780

Vụ lừa đảo hài cốt liệt sĩ: 'Cậu' Thủy lãnh án chung thân

Chủ Nhật 18/10/2015 , 09:34 (GMT+7)

Các bị cáo có trách nhiệm bồi thường cho các bị hại số tiền trên 8 tỉ đồng, trong đó Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 7 ti đồng.

Lý giải cho hành vi lừa đảo những gia đình liệt sĩ, "cậu" Thủy tức Nguyễn Văn Thúy cho biết ngoài động cơ kiếm tiền, y còn muốn các phần mộ vô danh có người thờ cúng Ngày 16-10, tại phiên sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Xâm phạm hài cốt mồ mã”, TAND tỉnh Quảng Trị đã tuyên phạt Nguyễn Văn Thúy mức án chung thân về hai tội danh trên.

Với cùng 2 tội danh trên, mức án dành cho các bị cáo khác: Mẫn Thị Duyên (53 tuổi, vợ Thúy) 25 năm tù, Mẫn Đức Phương (37 tuổi, em Duyên) 18 năm tù, Nguyễn Văn Hoành (46 tuổi, em Thúy) 20 năm tù; hai con rể của Thủy là Nguyễn Trường Sơn (28 tuổi) 15 năm tù, Nguyễn Anh Chiều (32 tuổi, đều trú tại TP Hà Nội) 5 năm tù

Ngoài ra, Hoành còn bị truy tố thêm tội “Trộm cắp tài sản" 3 năm tù, riêng Vũ Đức Chung (69 tuổi) quản trang tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Đăk Tô (Kon Tum) bị 1 năm tù treo.

Các bị cáo có trách nhiệm bồi thường cho các bị hại số tiền trên 8 tỉ đồng, trong đó Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 7 ti đồng.

Trước đó, VKSND tỉnh Quảng Trị đề nghị mức án chung thân đối với Thủy, 18-20 năm tù cho bị cáo Mẫn Thị Duyên; Mẫn Đức Phương từ 14-16 năm tù; Nguyễn Anh Chiều, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Văn Hoành từ 12-13 năm tù, cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Riêng Vũ Đức Chung bị đề nghị 18-20 tháng tù treo.

  Các bị cáo nghe đại diện VKSND luận tội
Các bị cáo nghe đại diện VKSND luận tội

Về tội "Xâm phạm mồ mả hài cốt" các bị các này (ngoại trừ Vũ Đức Chung) cũng bị đề nghị thêm từ 2-5 năm tù giam.

Ngoài ra, các bị cáo còn phải bồi thường cho nguyên đơn là Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 7 tỷ đồng, các bị hại khác gần 1 tỷ đồng.

Sau khi nghe đại diện VKS luận tội, các luật sư bào chữa cho các bị cáo đề nghị tòa xem xét các tình tiết giảm nhẹ như việc các bị cáo ăn năn hối cải, thành thật khai báo, tự nguyện khắc phục thiệt hại. Đối với "cậu" Thúy, Mẫn Thị Duyên, Mẫn Đức Phương là những bị cáo có gia đình có công với cách mạng để xem xét giảm nhẹ hình phạt.

Trước đó, Trong phiên thẩm vấn Chiều và sáng nay, "cậu" Thủy đã khai rõ thủ đoạn lừa đảo 8 gia đình thân nhân liệt sĩ, khiến không ít người đau xót; cũng như thừa nhận toàn bộ việc lừa đảo Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

Cụ thể, ở buổi thẩm vấn chiều nay liên quan đến việc lừa đảo 8 gia đình thân nhân liệt sĩ, "cậu" Thủy khai: Vụ lừa bà Nguyễn Thị Hợp (không có mặt tại tòa) Thúy khai ngoài mình còn có Duyên, Phương tham gia.

  Quang cảnh phiên tòa
Quang cảnh phiên tòa

Bị hại Nguyễn Văn Thắng (Hà Đông, Hà Nội) kể về việc nhờ Thúy tìm hài cốt cho anh trai mình là liệt sĩ Nguyễn Minh Tuân rằng chính ông đã đi tìm rất nhiều lần nhưng không có kết quả. Khi ông Thắng tìm đến Thúy, sau khi thắp hương thì Thúy nói mộ phần anh trai mình đang nằm ngoài nghĩa trang, phải đến thắp hương vào ngày rằm. Sau đó, Thúy nói ông Thắng đưa 15 triệu đồng chi phí. Vài tháng sau thì Thúy bảo đã tìm được mộ liệt sĩ Tuân ở Quảng Nam.

"Gia đình tôi gồm 8 người vào đây cùng với Thúy. Thúy dặn chúng tôi đi theo hướng Tây Nam, đến khi vấp cái gì hoặc có ai nhập vào thì dừng lại. Vợ tôi bị nhập vong, cầm hương đi tìm, một bên là bà Duyên đi kèm. Đến tối thì cất bốc hài cốt, phía trên là đất mềm, đất rắn, rồi đến đất đen. Phần đầu có mũ bộ đội ghi tên, địa chỉ quê hương, huy hiệu của anh tôi nên chẳng ai nghi ngờ. Sau đó chúng tôi đưa về quê. Khi đi trên xe Thúy bảo trả tiền 120 triệu, nhưng chúng tôi thiếu 10 triệu. Sau chúng tôi trả thêm 3 triệu lễ tạ, 10 triệu lễ trình cho cậu Thủy" - ông Thắng kể.

Ông Thúy thừa nhận đúng như lời ông Thắng kể và nói rằng các kỷ vật như bi đông, huy hiệu... liệt sĩ do Thúy và Mẫn Đức Phương khắc thông tin liệt sĩ lên đó.

Chị Nguyễn Thị Tính (thân nhân liệt sĩ Nguyễn Văn An), thì kể: Hằng đêm lúc chị còn nhỏ khi thức giấc thì thấy mẹ cứ ngồi thức bên giường vì nhớ bố, mẹ cứ nói sau các con lớn hãy đi tìm cha, rồi bà có một thời gian rơi vào tình trạng bị trầm cảm nặng. Nhớ lời mẹ dặn, khi lớn lên, đi làm việc, cứ mỗi lần đi công tác ở Tây Nguyên, nơi được cho là cha mình đóng quân thì chị thường đến Gia Lai, vào Sư đoàn 4 tìm hỏi nhưng không ra. Sau đó, nghe danh ông Thúy nên chị nói anh em đến nhờ. "Chúng tôi đến làm lễ ông nói đã tìm thấy cha tôi với nhiều kỷ vật ở Đắk Nông", chị Tính kể.

"Khi vào đây thì em tôi bị "áp vong", một bên là bà Duyên dẫn đi. Khi đào lên ai cũng trầm trồ vì kỷ vật ghi tên bố tôi, đơn vị C18, E12, F7. Gia đình tôi rất xúc động, chẳng ai nghi ngờ. Nhưng khi các anh công an tìm về thông báo thì ai cũng đau buồn bởi khi đưa hài cốt về chúng tôi tổ chức lễ rất long trọng, đầm ấm. Chi phí trả công 100 triệu cho ông Thúy" - chị Tính tâm sự.

Tòa hỏi vì sao lừa đến những gia đình liệt sĩ, Thúy kể: Xuất phát từ khi đi tìm phần mộ 2 anh tôi, tôi thấy có rất nhiều phần mộ vô danh. Tôi nghĩ rằng linh hồn họ đã siêu thoát nên ngoài động cơ lừa kiếm tiền thì tôi nghĩ hãy đưa họ về cho các gia đình thờ cúng. Vì vậy tôi chỉ đạo đàn em lấy những phần mộ vô danh.

Trả lời câu hỏi vì sao lại lừa hài cốt người, Thúy nói: Trước đây tôi có khả năng tâm linh nên tôi dám làm.

Sao không trộm chỗ khác mà trộm ở nghĩa trang? Thúy nói lấy càng nhiều mộ càng tốt. Nhưng chủ tọa nói rằng bởi cấu trúc ở nghĩa trang liệt sĩ thì quá dễ trộm hơn. "Xương thịt bình thường thôi, người ta đã tôn trọng rồi, huống hồ đây lại là các anh hùng liệt sĩ nữa, thế mà các anh đào xới lên" - chủ tọa nói.

 

(nld.com.vn)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm