| Hotline: 0983.970.780

Vụ lúa hè thu ở ĐBSCL giá thành tăng khoảng 4%

Thứ Năm 08/07/2021 , 11:22 (GMT+7)

ĐBSCL Đánh giá của Cục Trồng trọt tại hội nghị trực tuyến sáng nay 8/7, giá thành vụ lúa hè thu 2021 tăng khoảng 4%, lợi nhuận vẫn tăng do giảm được giống và thuốc BVTV.

Nông dân ĐBSCL thu hoạch lúa HT 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân ĐBSCL thu hoạch lúa HT 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Cục Trồng trọt, vùng ĐBSCL xuống giống vụ hè thu 1.515 nghìn ha, giảm 9 nghìn ha. Năng suất ước đạt 56,66 tạ/ha, tăng 1,15 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 8.584 nghìn tấn, tăng 124 nghìn tấn.

Diện tích lúa vụ hè thu 2021 giảm chủ yếu do chuyển đổi sang trồng cây rau màu hằng năm, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn và nhu cầu nguồn nước tưới ít hơn so với trồng lúa. Diện tích lúa giảm khoảng 11 nghìn ha, nhưng năng suất bình quân tăng 1,14 tạ/ha, nên bù đắp được sản lượng thiếu hụt do giảm diện tích và tăng 120 nghìn tấn so với hè thu 2020.

Theo Cục Trồng trọt, giống lúa xác nhận trong vụ hè thu 2021, tỉ lệ sử dụng giống nguyên chủng là 0,2 % (3 nghìn ha). Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận là 76,7% (khoảng 1.166 nghìn ha) và sử dụng lúa thường làm giống là 23,1% (343 nghìn ha).

Cơ cấu giống lúa vụ hè thu 2021 vùng ĐBSCL: Giống lúa thơm, đặc sản đạt 29,8%, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Giống lúa chất lượng cao đạt 48,0%, tăng 2,0% so với cùng kỳ. Giống chất lượng trung bình đạt 11,5%, giảm 4,7% so với cùng kỳ. Giống lúa nếp đạt 10,7%, giảm 1,1% so với cùng kỳ.

Cơ cấu giống lúa sản xuất từng mùa vụ đang có xu hướng chuyển dịch dần sang các giống lúa thơm, đặc sản (nhất là giống lúa thơm ST 24, ST 25) và giống lúa chất lượng cao phù hợp với yêu cầu thị trường xuất khẩu.

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt tại hội nghị trực tuyến sáng nay 8/7, giá thành vụ lúa hè thu 2021 tăng khoảng 4%, lợi nhuận vẫn tăng do giảm được giống và thuốc BVTV. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt tại hội nghị trực tuyến sáng nay 8/7, giá thành vụ lúa hè thu 2021 tăng khoảng 4%, lợi nhuận vẫn tăng do giảm được giống và thuốc BVTV. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo tính toán vụ hè thu 2021, giá thành bình quân tạm tính là 3.728 đồng/kg, tăng 143 đồng/kg so với vụ hè thu 2020 (tăng khoảng 4%). Trong khi đó, giá phân bón, giá urê khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ là 6.500 đồng/kg. Phân DAP khoảng 15.000 đồng/kg so với cùng kỳ là 10.000 đồng/kg, phân bón tăng khoảng 40 – 60%. Vật tư đầu vào khác cũng tăng theo, nhưng do việc thực hiện giảm chi phí hạt giống, phân bón, thuốc BVTV, nên chi phí giá thành sản xuất có tăng lên không đáng kể và đảm bảo mức lợi nhuận tăng cao hơn so với vụ hè thu 2020.

Điển hình một số tỉnh thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật nêu trên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao như tỉnh Tiền Giang. Vụ hè thu tại Tiền Giang năng suất ước đạt 56 tạ/ha, tổng chi phí khoảng 20 triệu/ha, thu nhập đạt 42 triệu/ha, lợi nhuận 22 triệu/ha, tăng thêm khoảng 5 triệu đồng/ha so với vụ hè thu 2020.

Do đó, Cục Trồng trọt đánh giá, để phát triển bền vững sản xuất lúa hàng hóa xuất khẩu, các địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa trong việc chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.

Cần Thơ: Mừng duy trì được 136 mô hình cánh đồng lớn

Dự hội nghị trực tuyến tại đầu cần Cần Thơ, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết: Vụ lúa hè thu (HT) ở TP Cần Thơ khá thuận lợi, nhưng giá lúa có phần giảm hơn so với vụ HT năm trước khoảng 300-800 đồng/kg.

Đáng mừng vụ lúa này Cần Thơ duy trì được 136 mô hình cánh đồng lớn với tổng diện tích 32.833 ha, cao hơn 436 ha so với vụ HT 2020. Trong đó có 40% diện tích thực hiện cách đồng lớn được bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 50-150 đồng/kg. Bên cạnh đó, Công ty nông nghiệp Cờ Đỏ hợp đồng bao tiêu diện tích 5.291 ha tại xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ và Công ty Nông trường Sông Hậu hợp đồng bao tiêu 1.600 ha.

Điểm họp tại đầu cầu TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Điểm họp tại đầu cầu TP Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường theo hướng an toàn bền vững, vụ hè thu này trên địa bàn thành phố đã mở rộng mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn SRP với diện tích 1.000 ha tại huyện Vĩnh Thạnh. Xây dựng mô hình quản lý dư lượng thuốc BVTV, từng bước không sử dụng thuốc BVTV với diện tích 1.400 ha. Nông dân tham gia mô hình được các doanh nghiệp thu mua lúa hàng hóa với giá cao hơn giá thị trường từ 100 – 200 đồng/kg.

Hiện nay, xu hướng phát triển sản xuất theo hướng an toàn, chất lượng trong nông nghiệp được hình thành nên việc triển khai thực hiện các tiêu chí SRP được triển khai thuận lợi hơn. Việc triển khai gắn với công ty tham gia bao tiêu sản phẩm tạo điều kiện đầu ra ổn định cho người dân, hạn chế tình trạng bị thương lái ép giá, được người dân quan tâm.

Tuy nhiên, cái khó hiện nay mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn SRP, đưa ra mang tính bắt buộc được như đốt đồng, nông dân còn chưa thực hiện triệt để do chưa có giải pháp xử lý thay thế hiệu quả. Mô hình quản lý dư lượng thuốc BVTV, từng bước không sử dụng thuốc BVTV. Đây là mô hình sản xuất an toàn trên cơ sở liên kết giữa các HTX với doanh nghiệp để tạo thành vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Mô hình có triển vọng mở rộng để tạo vùng nguyên liệu ổn định, bền vững cho doanh nghiệp.

Vụ lúa HT 2021 thành phố xuống giống 75.194 ha, đến nay đã thu hoạch  trên 61.000 ha, năng suất đạt 5,64 tấn/ha, thấp hơn cùng kỳ 0,4 tấn/ha. 

An Giang: Tiết giảm rất nhiều chi phí đầu vào

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, GĐ Sở NN-PTNT An Giang báo cáo với Bộ NN-PTNT tại hội nghị trực tuyến: Tuy dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng đáng mừng 6 tháng đầu năm ngành nông nghiệp của An Giang vẫn tăng trưởng tốt (đạt 5,69%) cao hơn cùng kỳ 2,66%.

Đạt được kết quả tốt này phải nói đến nhờ sự phát huy của dự VnSAT và các chương trình thời gian qua tỉnh An Giang triển khai như: IPM, “1 phải 5 giảm”, “ 3 giảm 3 tăng”, công nghệ sinh thái. Theo đó đã giúp cho nông dân tiết giảm rất nhiều về chi phí đầu vào như giống, phân bón và thuốc BVTV.

Tính đến nay, An Giang thu hoạch lúa HT đạt khoảng 25-30% trên tổng diện tích xuống giống toàn tỉnh 228.479 ha. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng đưa ra kịch bản xuống giống thu đông. Theo kế hoạch vụ thu đông An Giang xuống giống trên 160 ngàn ha, với 643 tiểu vùng. Trong đó có 421 tiểu vùng có đê bao kiểm soát lũ triệt để với diện tích khoảng 194.000 ha để bảo vệ lúa sản xuất an toàn vì An Giang là tỉnh đầu nguồn.

Hiện nay An Giang đang bước vào thu hoạch lúa HT 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay An Giang đang bước vào thu hoạch lúa HT 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lịch thời vụ xuống giống lúa vụ TĐ 2021 căn cứ vào khung lịch thời vụ của Cục Trồng trọt cho khu vực ĐBSCL và tình hình khí tượng, thủy văn, thời gian xuống giống theo từng tiểu vùng của vụ trước, diễn biến rầy nâu trên đồng ruộng, rầy nâu vào bẫy đèn trong và ngoài tỉnh. Khuyến cáo khung lịch thời vụ xuống giống thu đông 2021 trong toàn tỉnh An Giang được bắt đầu từ ngày 15/7-10/9/2021. Lịch xuống giống đồng loạt, tập trung và né rầy chia làm 2 đợt.

Kiên Giang: Có kế hoạch tăng thêm 10.000 ha lúa thu đông

Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang Nguyễn Văn Dũng chủ trì, cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc tại đầu cầu Kiên Giang cho biết: Chỉ tiêu năm 2021 của ngành là sản xuất gần 4,3 triệu tấn lúa, lúa chất lượng cao chiếm 80% trở lên. Vụ lúa hè thu 2021 đã gieo sạ dứt điểm 280.000 ha, diện tích đã cho thu hoạch là hơn 68.500 ha. 

Điểm họp tại đầu cầu UBND tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Đào Chánh.

Điểm họp tại đầu cầu UBND tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Đào Chánh.

Vụ thu đông 2021 đã xuống giống khoảng 32.500/88.000 ha. Tỉnh Kiên Giang đã có kế hoạch tăng thêm 10.000 ha lúa thu đông, phấn đấu sản lượng cả năm đạt hơn 4,4 triệu tấn.

Kết quả 6 tháng đầu năm, vụ mùa và vụ đông xuân gieo trồng 342.803 ha, sản lượng ước đạt trên 2,43 triệu tấn (đạt 56,61% kế hoạch năm). Lúa chất lượng cao chiếm 98,42% diện tích gieo trồng.

Bạc Liêu: Nhiều thuận lợi nhờ xây dựng được lịch thời vụ phù hợp

Ông Phạm Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Vụ lúa hè thu năm 2021 có nhiều thuận lợi, nhờ tỉnh Bạc Liêu xây dựng lịch thời vụ phù hợp biến đổi khí hậu. Hầu hết nông dân tuân thủ quy hoạch và khung thời vụ sản xuất, thực hiện tốt công tác điều tiết nước.

Diện tích xuống giống vụ lúa hè thu trên địa bàn tỉnh là trên 58.900 ha, đạt trên 100,4% kế hoạch. Năng suất ước đạt 5,63 tấn/ha, sản lượng lúa ước đạt 330.000 tấn.

Về cơ cấu giống, nhóm giống chất lượng cao 56.144 ha. Trong đó, nhóm lúa thơm như: Nàng hoa 9, Đài thơm 8, ST24, ST25, RVT… là 31.256 ha, chiếm trên 53% diện tích gieo trồng. Giống lúa thơm nhẹ và không thơm như: OM18, OM5451, OM2517 là 24.888 ha, chiếm 42,25% diện tích gieo trồng.

Điểm họp tại đầu cầu tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Điểm họp tại đầu cầu tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh Bạc Liêu xây dựng mới được 12 cánh đồng lớn, với diện tích trên 3.560 ha. Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2021 sẽ xây dựng mới thêm 11 cánh đồng lớn với diện tích 3.100 ha.

Lưu ý giải pháp chỉ đạo cho sản xuất lúa vụ thu đông

- Theo dõi diến biến của lũ, bão và tăng cường kiểm soát tình hình sản xuất lúa hè thu để có kế hoạch cụ thể cho vụ thu đông. Ngoài ra cũng lưu ý đến chuẩn bị sản xuất vụ đông xuân 2021- 2022 và dự kiến sản xuất lúa niên vụ 2021.

- Khi bố trí thời vụ cho lúa thu đông cần lưu ý đến thời điểm xuống giống chính vụ lúa đông xuân 2021- 2022, chú ý kết thúc xuống giống lúa thu đông vào ngày 20/8, tối đa là 30/8/2021.

- Sử dụng những giống lúa cho vụ thu đông cần lưu ý về tính chống chịu với rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh cháy lá, cháy bìa lá và giống có độ cứng cây để hạn chế đổ ngã.

- Từ vụ hè thu sang thu đông cần có thời gian giãn cách và làm đất, vệ sinh đồng ruộng thật tốt, tiêu hủy nguồn bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, tiêu hủy rơm rạ hoặc sử dụng các hoạt chất phân hủy rơm rạ để hạn chế ngộ độc hữu cơ.

- Sử dụng phân bón trong vụ thu đông ngoài việc cung cấp dinh dưỡng đa lượng phải lưu ý đến việc bổ sung canxi và silic cho lúa để tăng cường tính chống chịu trong điều kiện mưa bão.

(Cục Trồng trọt)

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm