| Hotline: 0983.970.780

Vụ lúa hè thu không như kỳ vọng

Thứ Hai 05/07/2021 , 08:28 (GMT+7)

Một số tỉnh ở ĐBSCL nông dân đã bắt đầu thu hoạch lúa hè thu sớm nhưng cả năng suất và giá bán đều thấp, lợi nhuận không như kỳ vọng.

Cả năng suất và giá bán đều thấp

Vừa thu hoạch xong 60 công lúa hè thu 2021 nhưng anh Ngô Công Sinh, ở ấp kênh 4B, xã Tân An, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang cảm thấy không mấy vui khi lợi nhuận rất thấp. Nhiều nông dân ở cùng địa phương cũng chung tâm trạng, khác hẳn với niềm vui lúa đông xuân trúng mùa được giá cách đây mấy tháng.

Giá phân bón tăng mạnh từ đầu vụ lúa hè thu cho đến nay, đã làm giá thành sản xuất lúa của nông dân ĐBSCL bị đội lên. Ảnh: Trung Chánh.

Giá phân bón tăng mạnh từ đầu vụ lúa hè thu cho đến nay, đã làm giá thành sản xuất lúa của nông dân ĐBSCL bị đội lên. Ảnh: Trung Chánh.

Anh Sinh nhẩm tính: “Năng suất lúa thấp, bán không được giá, lúa hè thu sớm mỗi công nông dân chỉ thu về được khoảng 3 triệu đồng. Nhưng vụ này chi phí khá cao, sau khi trừ đi, nhà nông chỉ còn lãi chút đỉnh”. Thực tế năng suất lúa của Sinh và các hộ lân cận chỉ đạt 600 – 650 kg/công (công tầm cắt gần 1.300 m2), giá bán quanh mốc 5.000 đồng/kg, thấp hơn so với vụ đông xuân từ 1.000 - 1500 đồng/kg (tùy giống).

Sau vụ lúa đông xuân 2020-2021 thắng lợi khá toàn diện cả về diện tích gieo trồng, năng suất thu hoạch và giá bán cao, nhiều nông dân đã tranh thủ xuống giống vụ lúa hè thu 2021 sớm, với hy vọng giá lúa cao vẫn còn kéo dài. Tuy nhiên, những ngày qua giá lúa liên tục sụt giảm, hiện đã xuống mức dưới 5.000 đồng/kg lúa tươi thu hoạch bằng máy.

Kiên Giang là tỉnh có diện tích gieo sạ lúa hè thu 2021 lớn nhất khu vực ĐBSCL, với diện tích xuống giống 280.000 ha theo kế hoạch. Ông Trần Quang Giàu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BVTV Kiên Giang cho biết, đến thời điểm này các địa phương có diện tích gieo sạ lúa lớn trong tỉnh đều đã hoàn thành kế hoạch xuống giống lúa hè thu 2021. Cụ thể, huyện Hòn Đất đã xuống giống đạt gần 76.5000 ha, Giồng Riềng 46.800 ha, Tân Hiệp 36.800 ha, Giang Thành 29.000 ha, Gò Quao gần 26.000 ha, Kiên Lương hơn 22.000 ha và Châu Thành gần 19.000 ha.

Hiện nay, diện tích lúa hè thu 2021 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có khoảng 100.000 ha đang trong trong giai đoạn trổ chín, nhiều địa phương đã vào thu hoạch rộ. Ảnh: Trung Chánh.

Hiện nay, diện tích lúa hè thu 2021 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có khoảng 100.000 ha đang trong trong giai đoạn trổ chín, nhiều địa phương đã vào thu hoạch rộ. Ảnh: Trung Chánh.

“Hiện nay, diện tích lúa hè thu 2021 trên địa bàn tỉnh có khoảng 100.000 ha đang trong trong giai đoạn đòng trổ chín và thu hoạch. Đến cuối tháng 6 này, nông dân trong tỉnh đã thu hoạch được gần 46.000 ha gieo sạ sớm nông dân đã thu hoạch xong, năng suất bình quân ước đạt 5,6 tấn/ha”, ông Giàu cho biết.

Chi phi sản xuất tăng cao

Các địa phương có lúa hè thu đã thu hoạch nhiều là huyện Giồng Riềng, Giang Thành, Tân Hiệp và rải rác ở các huyện Châu Thành, Hòn Đất. Ông Nguyễn Thành Được, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Giang Thành cho biết, đến nay nông dân trong huyện đã thu hoạch được hơn 11.000/29.000 ha lúa hè thu đã xuống giống. Phần lớn diện tích thu hoạch sớm năng suất không cao, chỉ ở mức từ 5,5 đến dưới 6 tấn/ha.

Không chỉ năng suất lúa không cao mà giá bán nhiều loại lúa tươi thu hoạch bằng máy cũng giảm mạnh. Hiện lúa IR 50404 thương lái thu mua tại bờ ruộng ở mức 5.000 - 5.100 đồng/kg, OM 5451 giá 5.300 - 5.400 đồng/kg, OM 18 giá 6.000 - 6.100 đồng/kg, Lúa Nhật ở mức trên 7.000 đồng/kg…Riêng một số hộ trồng các giống nếp không chỉ giá thấp mà còn khó tiêu thụ do ít thương lái đi thu mua.

Nông dân ĐBSCL thu hoạch lúa hè thu sớm năng suất thấp, giá bán giảm, lợi nhuận không được như kỳ vọng. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân ĐBSCL thu hoạch lúa hè thu sớm năng suất thấp, giá bán giảm, lợi nhuận không được như kỳ vọng. Ảnh: Trung Chánh.

Điều nghịch lý trong vụ hè thu này là giá lúa giảm nhưng hầu hết các mặt hàng vật tư nông nghiệp lại tăng cao, nhất là giá phân bón. Ông Trần Thanh Điền, xã Phú Lợi, huyện Giang Thành cho biết, giá phân đạm (urê) từ đầu vu hè thu cho đến nay đều ở mức trên 600.000 đồng/bao (50 kg), phân NPK quanh mức 70.000 đồng/bao (tùy loại), phân DAP lên đến gần 900.000 đồng/bao.

“Giá phân bón tăng mạnh, cùng với việc canh tác lúa hè thu thường gặp thời tiết bất lợi, dịch hại nhiều nên chi phí sản xuất khá cao. Cụ thể vụ hè thu này gia đình tôi đầu tư lên đến khoảng 19 triệu đồng/ha, tăng khoảng 4 triệu đồng/ha so với vụ đông xuân vừa qua. Chủ yếu là do giá phân bón tăng quá mạnh, có loại giá tăng gần gấp đôi”. 

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.