Do đặc thù của địa hình vùng biên giới nên ở đây có 2 lực lượng được vào ra và kiểm soát tình hình bảo vệ rừng trên địa bàn. Đó là lực lượng KL của VQG và lực lượng BĐBP của các đồn Cồn Roàng, Cà Ròng…
Thành lập đoàn liên ngành kiểm tra…
Theo ông Lê Minh Ngân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, Việc để xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép trong lâm phần VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, trong đó trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu.
Hiện trường một điểm phá rừng ở TK 650 |
“VQG Phong Nha – Kẻ Bàng chỉ đạo lực lượng KL tăng cường lực lượng tuần tra bảo vệ rừng, kiểm tra, ngăn chặn không để tình trạng khai thác gỗ trái phép tiếp tục xảy ra; tổ chức thu hồi toàn bộ số lâm sản khai thác trái phép tại hiện trường”- ông Ngân chri đạo.
Ngoài ra, ông Lê Minh Ngân cũng yêu cầu, kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra tình trạng khai thác gỗ trái phép nêu trên, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25/3/2019.
Đối với Sở NN-PTNT chỉ đạo Chi cục KL tỉnh chủ trì, phối hợp với VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc. Tham mưu UBND tỉnh xử lý nghiêm theo quy định pháp luật; đồng thời có giải pháp hữu hiệu không để tình trạng khai thác gỗ trái phép tiếp tục xảy ra. Sở NN-PTNT đã thành lập đoàn liên ngành kiểm tra cụ thể việc xâm hại rừng tại các TK 650 và 649… Thành phần đoàn liên ngành gồm CA huyện Bố Trạch, VKSND huyện Bố Trạch, Hạt KL huyện Bố Trạch, Chi Cục KL tỉnh Quảng Bình, BĐBP Quảng Bình, Hạt KL VQG Gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Gỗ mun vẫn có trong rừng sâu…
Trước đó, Hạt KL huyện Bố Trạch đã triển khai việc kiểm tra tại vùng rừng giáp ranh giữa lâm phần bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Phong Nha- Kẻ Bàng và lâm phận của huyện Bố Trạch.
Một cây gỗ bị cưa hạ |
Noài việc phát hiện một số gốc cây gỗ mun và cây khác, tổ công tác còn phát hiện tại khu vực biên giới 21 hộp gỗ mun với nhiều kích cở khác nhau. Trong đó 19 hộp gỗ (kích thước mặt khoảng 0,3m và dài trên 2 m). Tuy nhiên, số gỗ này đã cũ, xác định gỗ đã bị khai thác cách đó khoảng 5-7 tháng. Có 2 hộp còn mới, quan sát màu sắc và vân gỗ có những nét tương đồng với một số gốc cây mun và bìa gỗ bị khai thác.
Theo báo cáo ban đầu, tại các khoảnh 5, 7, 8, 9 thuộc TK 650; tại các khoảnh 13, 14 của TK 649… đều phát hiện hàng chục cây gỗ quý (mun, táu, trường, trâm…) bị cưa hạ và bị xẻ thành hộp. Tại hiện trường chỉ còn lại cành, ngọn và phần bìa của các cây gỗ. Gỗ xẻ thành hộp được bị lâm tặc đưa đi nơi khác cất giấu hoặc đã đưa ra khỏi rừng.
Tại tiểu khu vực nói trên, dấu vết mà lâm tặc để lại như lán trại, quần áo bảo hộ, can đựng xăng dầu… vẫn y nguyên. Từ đó có thể thấy, việc lâm tặc sinh hoạt và phá rừng ở các khu vực bảo vệ nghiêm ngặt đã diễn ra trong thời gian khá dài. Tuy nhiên, hành vi vi phạm pháp luật này của lâm tặc đã không được các lực lượng như KL VQG, hay lực lượng BĐBP đồn Cồn Roàng phát hiện, ngăn chặn sớm.
Những hộp gỗ mun được phát hiện ở khi vực biên giới |
Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng đã xác định ban đầu về só lượng gỗ bị cưa xẻ thành hộp lên đến hàng chục m3. Việc xác định gỗ này còn tẩu tán trong rừng hay đã được đưa ra khỏi rừng và vận chuyển về xuôi cũng là trách nhiệm mà các cơ quan liên quan cần làm rõ.