| Hotline: 0983.970.780

Vụ thảm sát 4 người là nghiêm trọng nhất xảy ra tại miền núi Nghệ An

Thứ Năm 16/07/2015 , 08:54 (GMT+7)

Những ngày qua tại địa phương có nhiều thông tin đồn đoán khác nhau trong dư luận. / [video] Lời kể của hai cha con phát hiện vụ 4 người trong một gia đình bị thảm sát trong rừng

>> Video lời kể của hai cha con phát hiện vụ 4 người trong một gia đình bị thảm sát trong rừng

Liên quan đến vụ án giết 4 người xảy ra tại bản Phồng, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An), tối 15/7, Công an tỉnh Nghệ An cho biết đang chỉ đạo các phòng nghiệp vụ phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ của Bộ Công an tập trung điều tra, làm rõ.

Trước đó, vào lúc 20 giờ ngày 2/7/2015, Công an Nghệ An nhận được tin báo của Công an huyện Tương Dương với nội dung: Khoảng 15 giờ ngày 2/7/2015, anh Vi Văn Hoài (sinh năm 1969) và con trai là Vi Văn Tuyên (sinh năm 1991), trú tại bản Phồng, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, làm rẫy tại khu vực C5 khe Kèn Tà (thuộc bản Phồng) từ lán của mình đi đến khu vực C5 khe Cành Tạ để đánh bắt cá. Khi đi dọc theo khe Cành Tạ thì phát hiện bà Viêng Thị Dương (sinh năm 1952, mẹ anh Lo Văn Thọ), chị Lê Thị Yến (sinh năm 1989, vợ anh Thọ), cháu Lo Việt Chung, sinh tháng 8/2014 (con anh Thọ) đều nằm chết trên bờ khe Cành Tạ.

Sau đó, anh Vi Văn Tuyên đi đến lán của anh Thọ thì thấy Lo Văn Thọ nằm chết trước lán nên đã báo cho cơ quan chức năng tại địa phương. Sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Tương Dương đã kịp thời phối hợp với Công an xã Tam Hợp có mặt tại hiện trường để tổ chức các hoạt động điều tra ban đầu.

Xác định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, Công an Nghệ An đã báo cáo Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An, Lãnh đạo Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ để xin ý kiến chỉ đạo và phối hợp điều tra, làm rõ vụ án.

Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã có công văn yêu cầu Công an tỉnh và các ngành liên quan tập trung lực lượng, đồng thời xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an để khẩn trương điều tra làm rõ vụ án.

Công an tỉnh Nghệ An đã khẩn trương thành lập Hội đồng khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, giám định các dấu vết liên quan và tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định; huy động các điều tra viên, trinh sát viên, giám định viên có kinh nghiệm, năng lực để tập trung đấu tranh làm rõ vụ án.

Tuy nhiên, do nơi xảy ra vụ án là địa bàn vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Tương Dương, giáp ranh biên giới, ít người qua lại, có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, trình độ dân trí và nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế nên trong quá trình tổ chức điều tra, xác minh, gặp rất nhiều khó khăn.

Vụ án giết người xảy ra tại bản Phồng, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương được coi là vụ án nghiêm trọng nhất xảy ra tại miền núi Nghệ An từ trước đến nay. Liên quan đến vụ án này, trong những ngày qua tại địa phương có những thông tin đồn đoán khác nhau trong dư luận. Công an Nghệ An đang tích cực phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an quyết tâm điều tra, làm rõ.

Theo Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an Nghệ An, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cũng đã cử một tổ trinh sát vào Nghệ An phối hợp điều tra.

Theo Vietnam+

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm