| Hotline: 0983.970.780

Vựa cam phố núi

Thứ Tư 03/06/2015 , 06:15 (GMT+7)

Xã Phù Lưu (Hàm Yên, Tuyên Quang) nằm dưới chân núi Cham Chu, với độ cao gần 2.000 m so với mực nước biển. Nhờ hợp khí hậu, đất đai nên cây cam sinh trưởng và phát triển rất tốt. 

“Cứ đi khi nào thấy nhiều nhà hai tầng bên đường là tới ủy ban xã. Còn vào làng trồng nhiều cam phải đi xa hơn, khi tới nơi có nhiều biệt thự, nhiều xe ô tô như ở thành phố là tới”. Đó là lời chỉ đường của người dân khi chúng tôi tìm đến làng Mường, xã Phù Lưu (Hàm Yên, Tuyên Quang).

Phất lên nhờ thương hiệu

Xã Phù Lưu nằm dưới chân núi Cham Chu, với độ cao gần 2.000 m so với mực nước biển. Nhờ hợp khí hậu, đất đai nên cây cam sinh trưởng và phát triển rất tốt. Ở đây, cây cam được trồng từ xa xưa, hỏi về nguồn gốc thì không ai còn nhớ. Ngày trước mỗi nhà chỉ trồng vài chục gốc, dần dà các hộ mua thêm đất nhân thêm giống để phát triển, tới giờ diện tích trồng cam của xã đã tới 819,7 ha và riêng hai làng Mường và Khiêng chiếm tới 600 ha.

Trước đây, cam không được giá, chỉ vài ba nghìn đồng 1 cân, người trồng cam cũng chỉ ổn định cuộc sống chứ nói đến làm giàu thì không thể. Từ năm 2010 cam sành Hàm Yên có thương hiệu bán tại vườn với giá từ 8.000 - 10.000 đ/kg, nhờ vậy mà họ hái ra tiền sau mỗi vụ thu hoạch. Nhà trồng nhiều trở thành tỉ phú sau vài năm, họ xây được nhà to, còn mua được xe hơi.

Phù Lưu chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày và Dao sinh sống, chiếm 81%. Đi từ đầu làng tới cuối làng để tìm một nếp nhà sàn ở đây thật hiếm hoi, có chăng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Dọc hai bên đường nhà xây mọc lên như nấm, ô tô chạy về làng còi inh ỏi. Mọi thứ nơi đây giống một thành phố thu nhỏ hơn là một làng của xã miền núi.

Vào thăm ngôi biệt thự của anh Hoàng Ngọc Bảo nằm dưới chân núi ở cuối làng vừa mới xây xong. Anh Bảo còn trẻ lắm, mới 35 tuổi là người dân tộc Tày, vậy mà anh là chủ của 5 ha cam hơn 1.000 gốc, hàng năm thu về khoảng hơn 60 tấn, trừ chi phí nhẹ nhàng cũng được 300 - 400 triệu đồng.

13-22-23_h2
Ngôi nhà anh Hoàng Ngọc Bảo

Ông Ma Hoa Tàm, Chủ tịch UBND xã Phù Lưu cho biết, trước đây cây cam chỉ giúp bà con ổn định cuộc sống chứ không thể làm giàu. Từ năm 2010 cam sành có thương hiệu, bán được giá nên nhiều có tiền xây nhà, sắm ô tô...
Tính sơ sơ có 40 nhà vừa xây xong trị giá tiền tỷ/căn, chưa tính những nhà xây vài trăm triệu và đang xây. Xe ô tô đắt tiền cũng có gần 40 chiếc. Trong tương lai xã sẽ đề nghị xây dựng làng Mường trở thành khu du lịch sinh thái...

Hỏi về ngôi nhà mới xây anh cười nói: "Vài năm gần đây cam được giá, cuối năm cũng để ra được vài trăm triệu. Năm 2013 bắt đầu xây nhà đến cuối năm ngoái thì xong, khoảng 1,2 tỷ đồng. Tôi nghỉ học ở nhà trồng cam từ năm 1999, mới đầu có vài chục gốc, sau mua thêm đất để trồng tới giờ được hơn 1.000 gốc".

Tôi bảo anh xây được nhà rồi năm nay mua thêm chiếc ô tô thi thoảng chở cả nhà đi chơi cho tiện. Anh không ngần ngại đáp: "Đang tính cuối năm đấy!".

Có đến mới biết ở đây nhiều gia đình còn thu về tiền tỷ sau mỗi mùa cam chứ không phải chỉ tiền trăm. Gia đình anh Ma Văn Nhiêu trồng hơn 2.000 gốc cam, mỗi vụ được hơn 100 tấn thu bạc tỷ. Anh Nhiêu cũng mới xây xong nhà, dư giả anh mua luôn chiếc ô tô, cả nhà cả xe cũng khoảng hơn 2 tỷ.

Giàu vì chịu khó

Theo anh Bảo lên thăm vườn cam ở lưng chừng núi, tới nơi cũng là lúc đôi chân mỏi nhừ, mồ hôi rơi lã chã. Thế mà họ vẫn gánh ngược phân lên để bón và thuốc BVTV lên để phun.

Nói người dân ở đây hái ra tiền sau mỗi vụ thu hoạch cũng không phải chuyện đơn giản. Quá vất vả, họ nghĩ ra làm “tời vận chuyển” để giúp phần nào giải phóng sức người và ngựa. Thế nhưng không phải chỗ nào cũng làm được tời vì khi vận chuyển cũng khá nguy hiểm, phải được đặt ở nơi không có nhà và ít người qua lại. Chủ yếu họ vẫn dùng sức người là chính.

h5091237277
Người dân dùng tời đưa phân lên sườn núi để bón cam

Anh Bảo cho biết: "Giống cam sành trồng sau 3 năm là cho thu hoạch, cứ làm cỏ bỏ phân hàng tháng là cây phát triển tốt. Trồng cam đơn giản lắm, so với giống cây cùng họ thì ít thấy sâu bệnh hơn nhiều. Có lẽ là do phù hợp đất và khí hậu…".

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Vụ lúa đông xuân 'vui như tết' của nông dân Quảng Trị

Đến cuối tháng 4, nông dân Quảng Trị đã thu hoạch gần 60% diện tích lúa đông xuân, dự kiến sẽ kết thúc thu hoạch trước 10/5; năng suất đạt 6,1 - 6,2 tấn/ha.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm