| Hotline: 0983.970.780

Vùng đất 'người người nhà nhà' trồng sâm

Thứ Tư 16/10/2024 , 08:08 (GMT+7)

BẮC GIANG Với việc phát huy thế mạnh 'thiên phú' của địa phương, xã Liên Chung, huyện Tân Yên đang bứt phá mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập người dân.

Trỗi dậy tiềm lực từ cây sâm

Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cây sâm nam núi Dành, trong 3 năm qua, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã có hơn 60ha diện tích cây trồng. Cũng từ đó, kinh tế địa phương có nhiều khởi sắc, cuộc sống người dân ngày càng đủ đầy, ấm no, thậm chí có gia đình còn khá giả, giàu có.

Người người trồng sâm, nhà nhà trồng sâm ở xã Liên Chung. Ảnh: Đinh Mười.

Người người trồng sâm, nhà nhà trồng sâm ở xã Liên Chung. Ảnh: Đinh Mười.

Nhiều năm qua, sâm Núi Dành được xem là báu vật của vùng đất Tân Yên. Trước đây, người dân phải chờ 5-7 năm để thu hoạch củ, thế nhưng giờ đây nụ hoa được thu hoạch hàng năm để chế biến thành các sản phẩm trà, nước uống thanh lọc cơ thể. Chính vì vậy, nguồn lợi kinh tế mang lại rất lớn, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương ổn định, bền vững.

Theo bước chân của chị Nguyễn Thị Kim Dung - Giám đốc HTX sản xuất và tiêu thụ sâm nam Núi Dành Liên Chung, chúng tôi được giới thiệu về quy trình trồng và những công dụng của loại dược liệu đặc biệt này. Chị Dung cho hay, trong sâm Núi Dành có rất nhiều hoạt chất quan trọng giúp chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Hiện nay, chúng tôi trực tiếp trồng và phát triển một số sản phẩm từ sâm như củ sâm tươi, củ sâm khô ngâm mật ong, trà túi lọc từ sâm.

Cây sâm đã mang lại thu nhập cao, ổn định cho nhiều hộ dân. Ảnh: Thanh Phương.

Cây sâm đã mang lại thu nhập cao, ổn định cho nhiều hộ dân. Ảnh: Thanh Phương.

Hiện nay, mức giá bán đối với sâm tươi là 2.000.000 đồng/kg, sâm khô là 5.000.000 đồng/ kg, hoa sâm tươi 50.000 đồng/ kg, hoa sâm khô là 100.000 đồng/ kg. Trung bình mỗi sào trồng khoảng 700 gốc sâm, từ năm 2 trở đi đã có thể thu hoạch từ 2-3 tạ hoa tươi/ sào để mang đi chế biến.

Theo ước tính của người dân, mỗi ha trên một chu kỳ khai thác từ trên 5 năm sẽ cho thu về 5 tỷ đồng. Nguồn lợi này cao gấp 5-7 lần so với các cây trồng khác mà lại vô cùng dễ trồng, dễ chăm sóc và không lo rủi ro “được mùa mất giá”.

Từ sâm núi Dành, xã Liên Chung đã có nhiều sản phẩm độc đáo, có thương hiệu. Ảnh: Thanh Phương.

Từ sâm núi Dành, xã Liên Chung đã có nhiều sản phẩm độc đáo, có thương hiệu. Ảnh: Thanh Phương.

Xã nông thôn làm du lịch

Cùng với sản phẩm từ sâm nam Núi Dành, thời gian qua, xã Liên Chung đang từng bước xây dựng Điểm du lịch tâm linh sinh thái núi Dành dựa trên lợi thế văn hóa, lịch sử của chính địa phương. Đến nay, các hạng mục cơ sở hạ tầng, công trình phụ trợ đã được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu chiêm bái và tham quan, ngắm cảnh của nhân dân.

Điểm du lịch tâm linh sinh thái núi Dành sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với những rừng thông xanh ngát. Để lên núi Dành, du khách sẽ đi bộ qua 345 bậc thang thoai thoải. Đặc biệt, ở trên đỉnh núi là đền Dành thờ thần Cao Sơn, Quý Minh vẫn giữ nguyên được nhiều nét cổ kính, trầm mặc từ lâu đời.

Một góc nông thôn mới ở xã Liên Chung hôm nay. Ảnh: Đinh Mười.

Một góc nông thôn mới ở xã Liên Chung hôm nay. Ảnh: Đinh Mười.

Chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Dương Minh Hiểu, Chủ tịch UBND xã Liên Chung thông tin: “Hiện nay, lượng khách đến tham quan tập trung và ngày rằm, mùng 1 hàng tháng và đặc biệt là trong thời điểm diễn ra Lễ hội đền Dành vào ngày 19, 20 tháng Giêng hàng năm. Chúng tôi đang tích cực tuyên truyền, quảng bá để du khách biết đến địa điểm du lịch và thu hút nhân dân tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, từ đó mang đến nhiều dịch vụ tiện ích cho du khách”.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tân Yên cho biết hiện địa phương đang có các chính sách về quy hoạch trồng cây sâm thành vùng nguyên liệu tập trung để chế biến sâu, tránh trường hợp bà con nông dân tự phát mở rộng diện tích dẫn đến cung vượt cầu và sản phẩm kém ảnh hưởng đến thương hiệu sâm. 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bến Tre phát động công trình 'Hàng cây nông dân'

Bến Tre Tại xã Ngãi Đăng, các đại biểu thực hiện trồng 700 cây me chua tại địa điểm phát động chương trình 'Hàng cây nông dân'.

Khai trương điểm bán trên 100 sản phẩm OCOP tại Mỹ Tho

Tiền Giang Cửa hàng có trên 300 sản phẩm trong và tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu và ký gởi, trong đó có hơn 100 sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất