| Hotline: 0983.970.780

Vườm ươm hữu cơ tiền tỷ của nông dân xứ rau

Thứ Bảy 25/01/2020 , 13:20 (GMT+7)

Ở xứ rau Đơn Dương (Lâm Đồng), ông Thắng làm vườn ươm hữu cơ và bán giống cho nông dân. Mỗi năm, vườn cho thu nhập 15 tỷ đồng.

Trong số 7,5ha đất nông nghiệp của gia đình, ông Nguyễn Quốc Thắng (47 tuổi, ngụ xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) sử dụng 2ha để làm vườn ươm các loại giống rau.
Đây là vườn ươm lớn và cũng là vườn hữu cơ hiếm hoi được ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng cấp chứng nhận đạt chuẩn.  
Theo chủ vườn, ông trộn đất sạch cùng phân chuồng rồi ủ trong vòng 1 năm. "Tôi chất đất thành đống lớn và cứ để vậy suốt thời gian dài. Nhiệt độ tự nhiên bên trong đất lên đến 70 độ C nên các mầm cỏ, cây dại và virus, mầm bệnh sẽ bị triệt tiêu", ông Thắng chia sẻ.   
Nguồn đất sạch sau đó được đóng vào những khay mút xốp có hàng chục lỗ nhỏ để sẵn sàng cho việc đặt hạt giống.
Khâu gieo hạt được cho là tốn thời gian, công sức nhưng gia đình ông Thắng đã đầu tư các máy gieo hiện đại. Do vậy, một người đứng máy có thể gieo hàng trăm khay giống mỗi ngày.
"Vườn ươm hữu cơ nên không thể sử dụng phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Tôi phải sử dụng các loại men vi sinh và các chế phẩm sinh học có xuất xứ Nhật Bản để bón cho cây", chủ vườn ươm thổ lộ.
Nông dân Nguyễn Quốc Thắng bắt đầu nghề ươm giống rau từ năm 1998 và trở thành nơi cung cấp cây con cho cả vùng Đơn Dương, Đà Lạt, thậm chí các tỉnh lân cận. 
Hiện nay, khu vườn hữu cơ đang ươm khoảng 20 loại cây giống và dòng sản phẩm chủ đạo là cà chua, ớt, xà lách, cà tím...  
Trong đó nhiều loại được nhập hạt, củ... từ Hà Lan, Mỹ.  
Chủ vườn 47 tuổi cho biết, mỗi năm, vườn ươm cung cấp ra thị trường từ 6-8 triệu cây giống các loại.
Để đảm bảo cây giống chất lượng, ở khu vườn 2ha, gia đình ông Thắng đầu tư trên 5 tỷ đồng lắp đặt nhà kính và các loại máy móc hiện đại để vận hành sản xuất. Chi phí vận hành cho khu vườn ước tính từ 8-9 tỷ đồng mỗi năm.
Chủ vườn ươm cho biết, hiện nay, từ việc kinh doanh cây giống, khu vườn cho thu về tổng cộng gần 15 tỷ đồng mỗi năm. Ông chia sẻ: "Nông nghiệp hữu cơ là mô hình tôi theo đuổi bấy lâu nay. Sắp tới tôi sẽ làm giống cây chất lượng cao bằng cách ươm trong các tủ kính. Đây là phương pháp mới, hiện đại và những công ty lớn của nước ngoài áp dụng".

Xem thêm
Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây

Liên kết chuỗi là giải pháp để ngành tôm phát triển. Cả nước có 5.167 tổ khuyến nông cộng đồng. Đưa vào hoạt động cống ngăn mặn lớn thứ hai tại miền Tây. Việt Nam có hơn 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gừng, nghệ.

Dịch bệnh thủy sản diễn biến phức tạp, người nuôi làm gì để thích ứng?

KHÁNH HÒA ThS Võ Thị Ngọc Trâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III và ông Nguyễn Văn Hà, Giám đốc Điều hành Công ty TNHH Dịch vụ Sản xuất Thương mại Ngọc Thủy cùng thảo luận, chia sẻ các giải pháp thích ứng với dịch bệnh trên thủy sản diễn biến phức tạp hiện nay.

Khai thác 'mỏ vàng' từ vựa cỏ bàng Phú Mỹ

Kiên Giang Bảo tồn và phát triển bền vững nghề đan cỏ bàng Phú Mỹ nhằm tạo việc làm cho người dân và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ các lớp tập huấn, đào tạo nghề

Quảng Ngãi Sau khi tham dự các lớp tập huấn, người dân đã áp dụng các kiến thức, kỹ thuật vào chăn nuôi giúp đem lại hiệu quả cao hơn so với cách sản xuất truyền thống.