| Hotline: 0983.970.780

Vườn Quốc gia Tam Đảo tái thả nhiều cá thể chim nguy cấp, quý hiếm

Thứ Sáu 15/11/2024 , 17:01 (GMT+7)

Vườn Quốc gia Tam Đảo tái thả nhiều cá thể chim, trong đó có 7 loài thuộc Nhóm IIB theo danh mục thực vật và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của Chính phủ.

Hoạt động tái thả động vật hoang dã là một phần của các quy định pháp luật về Lâm nghiệp và Đa dạng sinh học, thể hiện nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: Vườn Quốc gia Tam Đảo.

Hoạt động tái thả động vật hoang dã là một phần của các quy định pháp luật về Lâm nghiệp và Đa dạng sinh học, thể hiện nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ động vật hoang dã. Ảnh: Vườn Quốc gia Tam Đảo.

Ngày 7/11 vừa qua, Vườn Quốc gia Tam Đảo đã phối hợp với Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội tổ chức tái thả một số loài chim hoang dã tại địa phận vườn quốc gia. Các loài chim này được các tổ chức, cá nhân bàn giao cho Trung tâm Cứu hộ động vật Hoang dã Hà Nội chăm sóc và nay được thả lại tự nhiên theo quy định của pháp luật.

Đợt tái thả lần này bao gồm 74 cá thể chim thuộc 12 loài phân bố tự nhiên trong khu vực, trong đó có 7 loài thuộc Nhóm IIB theo danh mục thực vật và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm của Chính phủ. Các loài này gồm Khướu bạc má (Pterorhinus chinensis), Kim oanh tai bạc (Leiothrix argentauris), Khướu đuôi đỏ (Trochalopteron milnei), Khướu mặt đỏ (Liocichla ripponi), Khướu tai bạc (Trochalopteron melanostigma) và Diều hâu (Milvus migrans).

Hoạt động tái thả động vật hoang dã này là một phần của các quy định pháp luật về Lâm nghiệp và Đa dạng sinh học, thể hiện nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ động vật hoang dã. Đây cũng là cơ hội để Vườn Quốc gia Tam Đảo giám sát đa dạng sinh học và lồng ghép hoạt động giáo dục môi trường, đặc biệt cho học sinh tiểu học.

Vườn Quốc gia Tam Đảo sẽ tiếp tục phối hợp với các bên liên quan để đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã trong sinh cảnh tự nhiên, nhằm gìn giữ nguồn tài nguyên rừng quý báu cho các thế hệ tương lai của Việt Nam.

Vườn Quốc gia Tam Đảo có diện tích gần 33.000 ha, nằm trên địa phận ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Khu vực này có khoảng hơn 26.000 ha rừng tự nhiên mưa ẩm thường xanh, chiếm 70% tổng diện tích của vườn. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều kiểu rừng khác như rừng kín thường xanh á nhiệt đới, rừng lùn trên đỉnh núi, rừng hỗn giao, rừng phục hồi, rừng trồng, trảng cây bụi và trảng cỏ.

Vườn quốc gia này là nơi sinh sống của gần 1.300 loài thực vật thuộc 660 chi và 169 họ thực vật bậc cao có mạch, cùng với gần 1.300 loài động vật, bao gồm 93 loài thú, 332 loài chim, 136 loài bò sát, 62 loài ếch nhái, 651 loài côn trùng và 25 loài cá.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.