| Hotline: 0983.970.780

Xâm nhập mặn có thể cao nhưng không nghiêm trọng như 2020

Thứ Sáu 29/11/2024 , 13:30 (GMT+7)

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự đoán, xâm nhập mặn mùa khô tại ĐBSCL năm 2024-2025 ở mức cao hơn trung bình, không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020.

Sáng 29/11, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn 'Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng ĐBSCL'. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sáng 29/11, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn 'Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng ĐBSCL'. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

ĐBSCL - Vùng đất trù phú với trên 2,4 triệu ha đất canh tác nông nghiệp và gần 700 ngàn ha đất nuôi trồng thủy sản, cung cấp 55% sản lượng gạo, hơn 60% lượng thủy sản và hơn 70% lượng trái cây cho cả nước. Tuy nhiên, vùng đồng bằng lớn nhất Việt Nam lại đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, thiên tai, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân, nhất là những cộng đồng nông thôn vốn phụ thuộc lớn vào nông nghiệp.

Tại Diễn đàn "Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng chống thiên tai vùng ĐBSCL", ông Trần Văn Cao, Phó tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam nhấn mạnh: “Với mục tiêu phát triển bền vững ĐBSCL, cần một giải pháp căn cơ để ngập úng, xâm nhập mặn không còn là nỗi ám ảnh của người dân”. Ngoài ra, ông Cao kêu gọi sự chung tay vào cuộc của cơ quan quản lý, các nhà khoa học, nghiên cứu, tổ chức quốc tế.

Bà Nguyễn Thanh Hoa, Phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Nguyễn Thanh Hoa, Phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo bà Nguyễn Thanh Hoa, Phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết trong 3 tháng tới có thể nghiêng về hướng La Nina, đến tháng 3/2025, hiện tượng này sẽ chấm dứt.

La Nina là hiện tượng nước biển ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương lạnh đi so với bình thường. La Nina thường bắt đầu hình thành từ tháng ba đến tháng sáu hàng năm, nhưng thời điểm gây ảnh hưởng mạnh nhất vào cuối năm cho tới tháng hai năm sau.

Đặc biệt, trong 3 tháng tới, từ 12/2024 đến tháng 2/2025 có thể xuất hiện mưa trái mùa tại ĐBSCL, lượng mưa có thể cao hơn so với trung bình nhiều năm. Nhưng do đây là giai đoạn cuối mùa khô, nên lượng mưa tăng cao không đáng kể.

Phân tích sâu hơn về tình hình mưa tại khu vực Nam bộ, bà Hoa thông tin, lượng mưa có thể tăng cao vào tháng 12/2024, với tổng lượng mưa cao hơn từ 10-30mm so với trung bình nhiều năm, sau đó giảm dần.

Ngoài ra, mùa mưa tại ĐBSCL đang có xu hướng kết thúc muộn hơn. Hiện là cuối tháng 11, nhưng vị chuyên gia khí tượng nhìn nhận, khu vực miền Tây Nam bộ vẫn chưa bắt đầu vào mùa khô.

“Trong vòng 6 tháng tới, tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong về ĐBSCL ở mức thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 5-15%”, bà Hoa nhấn mạnh.

Đại diện Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự đoán, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long xuống dần và ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Tuy nhiên, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024-2025 ở mức cao hơn trung bình, không nghiêm trọng như mùa khô năm 2015-2016, 2019-2020.

Dự báo thiên tai từ tháng 12/2024 – tháng 5/2025, bà Nguyễn Thanh Hoa cho biết, hiện tại, chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực xích đạo trung tâm Thái Bình Dương đang ở mức thấp hơn TBNN là -0,30C vào tuần đầu tháng 11/2024.

Theo các dự báo mới nhất thì xác suất xuất hiện La Nina trong các tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025 giảm đáng kể so với các dự báo trước đây, trong 3 tháng sắp tới La Nina có khoảng 50-55% xuất hiện dù chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển trung bình 03 tháng vẫn ở mức thấp hơn TBNN nhưng ít khả năng vượt quá ngưỡng -0,50C (ngưỡng xác định La Nina).  Sau đó, hiện tượng ENSO có khả năng dần trở lại trạng thái trung tính.

Ông Trần Duy An, Phó trưởng phòng Quy hoạc Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Duy An, Phó trưởng phòng Quy hoạc Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Duy An, Phó trưởng phòng Quy hoạch Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam nhận định, dự báo diễn biến thiên tai vùng ĐBSCL trong bối cảnh mới phức tạp hơn, khó lường hơn do tác động của biến đổi khí hậu và các tác động từ khai thác tài nguyên ở thượng nguồn sông Mê Kông và phát triển nóng về KTXH ở vùng.

Về giải pháp ứng phó, ông An cho biết: “Hạ tầng thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu và phòng chống thiên tai đối với vùng ĐBSCL, hiện đã từng bước được hoàn thiện, tuy rằng trong những năm cực đoan về hạn hán, ngập lụt vẫn còn bộc lộ nhiều rủi ro, đòi hỏi phải hoàn thiện và tiếp cận ở mức độ quản lý rủi ro, đồng bộ cùng các giải pháp mềm khác”.

Theo đó, bên cạnh phát triển hạ tầng, cần đẩy mạnh các giải pháp phi công trình, quy hoạch lại khu dân cư dọc theo tuyến bờ sông, bờ biển bị sạt lở trên cơ sở so sánh chi phí di dời và xây dựng công trình để quyết định cho phù hợp.

Để bảo vệ toàn diện vùng đất ĐBSCL, cần huy động thêm nguồn lực và sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan. trong đó, sự hợp tác giữa chính quyền, người dân và các tổ chức trong và ngoài nước là yếu tố then chốt.

Xem thêm
Thủ tướng dâng hương tri ân các liệt sỹ và Mẹ Việt Nam anh hùng

Sáng 8/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ tỉnh Quảng Nam và Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng.

Xử lý nghiêm vi phạm hạ thấp lớp đất mặt sản xuất nông nghiệp

Đồng Tháp UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu UBND các huyện, thành phố tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm việc sử dụng đất không đúng mục đích, san lấp mặt bằng trên đất nông nghiệp.

Từ 1/3, ô tô điện không còn được miễn 100% lệ phí trước bạ

Bắt đầu từ ngày 1/3/2025, ô tô điện chạy pin đăng ký lần đầu tại Việt Nam sẽ không còn được hưởng mức lệ phí trước bạ 0% như trước.

Những 'chiến binh' giữa đại ngàn Trường Sơn: Biệt đội giải cứu thú rừng

Hà Tĩnh Mỗi năm, hàng ngàn cá thể động vật hoang dã được VQG Vũ Quang cứu hộ, tái thả về rừng. Trong đó có rất nhiều loài nguy cấp, quý hiếm cần ưu tiên bảo tồn.

Bình luận mới nhất