| Hotline: 0983.970.780

Xây cảng thủy nội địa trái phép ở Hải Dương: Vật chất che khuất tầm nhìn!

Thứ Ba 11/08/2020 , 12:52 (GMT+7)

Đến nay, có thể khẳng định việc lãnh đạo tỉnh Hải Dương cố tình xây dựng cảng thủy nội địa trái phép chỉ để thỏa mãn lợi ích vật chất của một nhóm người…

Đầu tư thêm cảng thủy nội địa ở khu vực này sẽ gây mất an toàn giao thông đường thủy. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đầu tư thêm cảng thủy nội địa ở khu vực này sẽ gây mất an toàn giao thông đường thủy. Ảnh: Phạm Hiếu.

Quyết định trái luật được dẫn dắt bởi lợi ích vật chất!

Theo Giấy chứng nhận đầu tư dự án xây dựng Cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy và kinh doanh cầu cảng mà UBND tỉnh Hải Dương cấp cho Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Thương mại Thế Anh (Công ty Thế Anh) năm 2008 thì dự án có tổng mức đầu tư xấp xỉ 84 tỉ đồng. Trong đó, mục tiêu và quy mô của dự án cảng thủy nội địa là sẽ đóng mới tàu có trọng tải 5000 tấn, với quy mô 02 chiếc/năm; sửa chữa tàu thủy các loại quy mô 7 chiếc/năm, xây dựng kinh daonh cầu cảng xếp dỡ hàng hóa quy mô 74.000 tấn/tháng. Diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng 20 ngàn m2.

Vào thời điểm năm 2004, tỉnh Hải Dương chấp thuận dự án đầu tư Xây dựng cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện thủy của ông Đặng Đức Chúc với quy mô: Sửa chữa phương tiện thủy 5.500 tấn; Đóng mới phương tiện thủy 6.500 tấn; Dịch vụ vật tư, thiết bị máy móc: 29.000 tấn. Ông Chúc sẽ phải xây dựng đầu tư trên diện tích 44.000 m2 trong đó bố trí 2 cầu tàu: 9000 m2, 3 bến cập tầu 20.000 m2, xây dựng khu vực triền đà: 10.000 m2, xây dựng đường nội bộ hết 5.000 m2. Tổng vốn đầu tư cho dự án chỉ xấp xỉ 11 tỉ đồng.

Hai dự án có quy mô tương đồng thậm chí phần diện tích đầu tư của công ty Thế Anh được phép xây dựng hẹp hơn Cảng Phú Thái rất nhiều, thời điểm Hải Dương chấp thuận xây dựng hai dự án chỉ cách nhau 4 năm nên không chênh lệch quá xa về thời giá nhưng tổng mức đầu tư của Công ty Thế Anh được “vẽ ra” cao gấp 8 lần dự án Cảng Phú Thái?

Được biết, trong cơ cấu vốn đầu tư cho dự án Công ty Thế Anh sẽ vay ngân hàng 50 tỉ đồng. Chỉ riêng số tiền Công ty Thế Anh dự kiến đi vay này đã lớn gấp 5 lần tổng mức đầu tư mà Cảng Phú Thái đã xây dựng vào thời điểm 2004.

Câu chuyện này khiến chúng ta liên tưởng đến vụ án “Út trọc” Đinh Ngọc Hệ, người thường xuyên xây dựng những dự án với giá trị khống lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Bằng chiêu bài này, sau khi sử dụng một phần nhỏ tiền vay của ngân hàng để đầu tư vào dự án, ông Hệ vẫn còn dư bộn tiền dành cho chi tiêu cá nhân bạt mạng.

Có thể thấy, tư tưởng cũng như phương thức cách làm của những kẻ chuyên vận dụng quan hệ, vận dụng quyền lực để làm kinh tế đều giống nhau. Chỉ muốn vẽ hươu trên giấy rồi lấy tiền thật.

Nhưng đấy chỉ là một mục tiêu nhỏ trong những mục tiêu mà nhóm lợi ích đang hướng tới. Không chỉ hưởng lợi trong việc chiếm dụng vốn của ngân hàng, nếu lãnh đạo Hải Dương quyết tâm thực hiện dự án xây cảng thủy nội địa trái phép này thành công thì “nhóm lợi ích” sẽ còn hưởng lợi thông qua việc chiếm đoạt quyền sử dụng đất đã giao cho Cảng Phú Thái, tranh giành thị phần kinh doanh bến, bãi….  

Bởi đến thời điểm này, sau gần 20 năm đầu tư, giá trị của Cảng Phú Thái đã lên tới hàng ngàn tỉ đồng, trở thành mảng kinh doanh hấp dẫn mà nhiều “nhóm lợi ích” muốn dòm ngó, tranh đoạt.  Và miếng bánh lợi ích này nếu kéo dài trong vài chục năm có thể lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng.

Phương hại lợi ích quốc gia

Thông thường, để lãnh đạo tốt một tỉnh phải là người có tư tưởng, có tầm nhìn. Lãnh đạo có tư tưởng thì sẽ nuôi khát vọng làm việc lớn, sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích cộng đồng. Lãnh đạo có tầm nhìn là người có trình độ, có tri thức luôn nhìn thấy cơ hội để tạo ra chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Người lãnh đạo giỏi không được phép quan tâm đến lợi ích vật chất mang tính cá nhân, nhỏ nhặt mà phải đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết. Không vì bất cứ điều gì để có thể làm những việc sai trái, gây kìm hãm động lực phát triển.

Xây Cảng thủy nội địa trái phép, tỉnh Hải Dương đang phá vỡ quy hoạch ảnh hưởng đến tầm nhìn chiến lược của đất nước. Ảnh: Phạm Hiếu.

Xây Cảng thủy nội địa trái phép, tỉnh Hải Dương đang phá vỡ quy hoạch ảnh hưởng đến tầm nhìn chiến lược của đất nước. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tiếc rằng, lãnh đạo tỉnh Hải Dương không như thế!

Vì lợi ích vật chất nhóm, lãnh đạo tỉnh Hải Dương sẵn sàng Cấp giấy chứng nhận đầu tư xây cảng thủy nội địa  trái pháp luật.

Vì lợi ích vật chất nhóm, lãnh đạo tỉnh Hải Dương muốn sửa quyết định của nhiệm kì trước.

Vì lợi ích vật chất nhóm, lãnh đạo tỉnh Hải Dương sẵn sàng thu hồi đất của đơn vị này để giao cho đơn vị khác gây tổn hại đến các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của tỉnh.

Nguy hiểm hơn, vì lợi ích vật chất nhóm lãnh đạo tỉnh Hải Dương sẵn sàng phá vỡ quy hoạch của Chính Phủ, ảnh hưởng đến tầm nhìn chiến lược của đất nước. Được biết, ở thị trấn Phú Thái, Cảng Phú Thái là cảng thủy nội địa duy nhất được Bộ Giao thông Vận tải công bố trong quy hoạch. Cảng Phú Thái được vận hành bởi Xí nghiệp Cơ khí Thắng Lợi có nhiều kinh nghiệm sửa chữa, đóng mới những phương tiện thủy cỡ lớn tới hàng ngàn tấn. Đây cũng là đơn vị sản xuất công nghiệp tiêu biểu đã được Chính Phủ quy hoạch.

Mối quan hệ giữa Xí nghiệp Thắng Lợi và Cảng Phú Thái là không thể tách rời và đã nằm trong quy hoạch, chiến lược phát triển của Chính Phủ. Việc lãnh đạo tỉnh Hải Dương muốn thu hồi đất của Cảng Phú Thái, phân chia lại vùng nước quay trở bến cảng… triệt tiêu động lực phát triển của Cảng Phú Thái, của Xí nghiệp cơ khí Thắng Lợi, cũng đồng nghĩa với việc xé nhỏ quy hoạch, đi ngược lại chiến lược của Chính Phủ.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm