| Hotline: 0983.970.780

6 lý do buộc Hải Dương phải chấm dứt xây cảng thủy nội địa trái phép

Thứ Hai 03/08/2020 , 18:20 (GMT+7)

Nếu cố tình thu hồi đất trái pháp luật, UBND tỉnh Hải Dương sẽ phải đối mặt với một phiên tòa hành chính và chắc chắn sẽ thua bởi những sai phạm quá rõ ràng....

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ công nhận duy nhất Cảng Phú Thái hoạt động tại khu vực này. Ảnh: ĐT.

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ công nhận duy nhất Cảng Phú Thái hoạt động tại khu vực này. Ảnh: ĐT.

Thứ nhất, theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 thì mọi tổ chức, cá nhân khi lập dự án xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa.

Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã bỏ qua điều luật này khi cấp Giấy Chứng nhận đầu tư dự án: “Cơ sở sửa chữa đóng mới phương tiện thủy và kinh doanh cầu cảng” cho công ty TNHH sản xuất kinh doanh thương mại Thế Anh (Công ty Thế Anh). Dẫn tới việc, tỉnh Hải Dương đã cấp phép cho một dự án xây dựng Cảng thủy nội địa trái pháp luật.

Được biết, tại vị trí này đang tồn tại cảng thủy nội địa Phú Thái đã hoạt động và đặc thù của vùng nước ở đây không đủ rộng để thực hiện cùng một lúc hai dự án kinh doanh cầu cảng.

Chính vì vậy, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã nhiều lần từ chối đề nghị của tỉnh Hải Dương về việc điều chỉnh quy hoạch Cảng thủy nội địa. Tại khu vực này Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đưa vào quy hoạch và công bố tồn tại duy nhất một cảng thủy nội địa là Cảng Phú Thái.

Như vậy, dự án của công ty Thế Anh là trái pháp luật, hoàn toàn bất khả thi vì nếu cảng có xây dựng xong cũng không thể đi vào hoạt động.

Cảng Phú Thái đang hoạt động ổn định thì bị tỉnh Hải Dương 'đòi' thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp khác? Ảnh: ĐT.

Cảng Phú Thái đang hoạt động ổn định thì bị tỉnh Hải Dương "đòi" thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp khác? Ảnh: ĐT.

Thứ hai, công ty Thế Anh không có đất để thực hiện dự án. Phần diện tích UBND tỉnh Hải Dương cấp cho công ty Thế Anh theo QĐ 4778 ngày 16/12/2008 là 18.228 m2 nhưng trong đó có tới 12.404 m2 không thể thu hồi vì đã bị cấp chồng lên diện tích đất đã giao cho Cảng Phú Thái.

Tỉnh Hải Dương không thể thu hồi đất của Cảng Phú Thái để giao cho công ty Thế Anh lập cảng mới. Nếu Hải Dương cố tình thu hồi đất của Cảng Phú Thái, gây thiệt hại cho đơn vị vận hành cảng thì tỉnh này sẽ phải đối mặt với một vụ kiện hành chính và chắc chắn sẽ thua bởi những sai phạm quá rõ ràng: lập dự án xây cảng thủy nội địa trái phép, thu hồi đất trái pháp luật.

Đến lúc đó, việc đền bù thiệt hại Cảng Phú Thái do những quyết định sai trái của lãnh đạo tỉnh Hải Dương gây ra sẽ tạo gánh nặng lớn cho ngân sách địa phương.

Công ty Thế Anh vi phạm Luật Đê điều. Ảnh: ĐT.

Công ty Thế Anh vi phạm Luật Đê điều. Ảnh: ĐT.

Thứ ba, theo Luật Đê điều, mọi dự án có liên quan đến bến bãi, hành lang bảo vệ đê, thân đê… phải được đánh giá thẩm định của cơ quan quản lý đê. Tuy nhiên, dự án xây cảng thủy nội địa của công ty Thế Anh không được sự chấp thuận của Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hải Dương. Thậm chí, Công ty Thế Anh đã nhiều lần bị lập biên bản hành chính vì những hành vi xâm hại an toàn đê.

Thứ tư, về nguyên tắc, trước khi tỉnh Hải Dương cấp “Giấy chứng nhận đầu tư Cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy và kinh doanh cầu cảng” cho công ty Thế Anh thì dự án phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố sau: có trong quy hoạch cảng thủy nội địa, được sự đồng ý của Sở GTVT Hải Dương, phải có đánh giá thỏa thuận với Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Hải Dương; phải có đất để thực hiện dự án…

Tỉnh Hải Dương cấp giấy Chứng nhận đầu tư cho công ty Thế Anh khi chưa có thỏa thuận với Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão. Ảnh: ĐT.

Tỉnh Hải Dương cấp giấy Chứng nhận đầu tư cho công ty Thế Anh khi chưa có thỏa thuận với Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão. Ảnh: ĐT.

Tuy nhiên, sau 12 năm được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, công ty Thế Anh vẫn chưa hoàn thiện được bất cứ điều kiện nào kể trên. Ở đây, rõ ràng UBND tỉnh Hải Dương đã bất chấp mọi quy định để cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho công ty Thế Anh.

Thứ năm, công ty Thế Anh không thực hiện dự án mà đã từng làm đơn gửi UBND tỉnh Hải Dương đề nghị chuyển giao dự án cho doanh nghiệp khác là công ty Quyền Phúc. Ngày 6/6/2016 UBND tỉnh Hải Dương có thông báo số 92, chấp thuận chủ trương thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp cho Cty Thế Anh. Thế nhưng, đồng thời với chủ trương chấm dứt dự án của công ty Thế Anh, UBND tỉnh Hải Dương lại chấp thuận chủ trương Dự án Cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy và kinh doanh cầu cảng của công ty TNHH Quyền Phúc trên diện tích đất trước đây UBND tỉnh chấp thuận và cho Cty Thế Anh thuê để thực hiện dự án.

Thực chất đây là một cuộc trao đổi, chuyển nhượng dự án giữa Cty Thế Anh và Cty Quyền Phúc. Mà chuyển nhượng dự án chỉ tồn tại trên giấy thì cũng là hoàn toàn sai với quy định của pháp luật. Vậy nên, tỉnh Hải Dương một lần nữa lại ra thông báo để công ty Thế Anh tiếp tục thực hiện dự án. Động thái “trao đi, đổi lại” này cho thấy công ty Thế Anh chỉ vận dụng mối quan hệ với lãnh đạo địa phương để xây dựng dự án rồi mua bán kiếm lời.

Thứ sáu, Giấy chứng nhận đầu tư của tỉnh Hải Dương cấp cho công ty Thế Anh ghi rõ (tại điều 7) trong vòng 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu công ty Thế Anh không triển khai thực hiện dự án theo quy định thì sẽ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư. Vậy nhưng 10 năm sau dự án vẫn không thể triển khai.

Tháng 5 năm 2018, tỉnh Hải Dương đã cho gia hạn dự án và theo luật đầu tư thì tổng thời gian gia hạn không quá 24 tháng.

Tính đến nay dự án đã qua 12 năm không thể triển khai, không nhận được sự đồng thuận của các Sở, ngành trong tỉnh, không có trong quy hoạch… Dự án này đã làm đau đầu lãnh đạo các Sở, ngành và chính quyền địa phương trong thời gian dài. Nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, nhiều cuộc họp bàn tháo gỡ khó khăn, giải quyết khiếu nại gây chi phí tốn kém cho ngân sách của tỉnh. Vậy nên cũng đã đến lúc Hải Dương cần phải chấm dứt dự án

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm